Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ước mơ

Câu 1 (trang 87 sgk Tiếng Việt 4) :

Ghi lại những từ trong bài tập đọc “Trung thu độc lâp” cùng nghĩa với từ ước mơ

Trả lời:

Đó là từ : mơ tưởng, mong ước

Câu 2 (trang 87 sgk Tiếng Việt 4) :

Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ

a) Bắt đầu bằng tiếng “ước”

b) Bắt đầu bằng từ “mơ”

Trả lời:

a) Uớc muốn, ước mong, ước ao, ước vọng

b) Mơ mộng, mơ tưởng, mơ ước

Câu 3 (trang 87 sgk Tiếng Việt 4) :

Ghép thêm vào sau từ “ước mơ” những từ ngữ thể hiện sự đánh giá ( đánh giá cao, đánh giá không cao, đánh giá thấp) Từ ngữ để chọn: “đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng

Trả lời:

Ghép thêm vào như sau:

a) Đánh giá cao: ước mơ cao cả, ước mơ đẹp đẽ, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng

b) Đánh giá không cao ước mơ nho nhỏ

c) Đánh giá thấp ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột

Câu 4 (trang 88 sgk Tiếng Việt 4) :

Nêu những ví dụ về những ước mơ trên:

Trả lời:

a) Ước mơ trở thành bác sĩ, thầy giáo, kĩ sư, phi công, nhà kinh doanh giỏi, thợ lành nghề

b) Ước mơ có cái áo đẹp có đồng hồ có xe đạp

c) Ước mơ đi chơi thoải mái không ai ngăn cản, ước mơ không cần học bài vẫn được điềm 10,…

Câu 5 (trang 88 sgk Tiếng Việt 4) :

Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào ?

a) Cầu được ước thấy.

b) Ước sao được vậy.

c) Uớc của trái mùa.

d) Đứng núi này trông núi nọ.

Trả lời:

a) Cầu được ước thấy: đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.

b) Ước sao được vậy: đạt được điều mình hằng mơ ước.

c) Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.

d) Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình.