Soạn bài: Luyện từ và câu: Nhân hóa. Cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?

Câu 1 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3):

Đọc 2 khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

a) Con Đom Đóm được gọi bằng gì ?

b) Tính nết và hoạt động của anh Đom Đóm được miêu tả bằng các từ ngữ nào ?

Trả lời:

a)Con Đom Đóm được gọi bằng anh.

b) Đó là các từ ngữ : chuyên cần, lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật nào được gọi và tả như người (nhân hoá) ?

Trả lời:

Trong bài thơ Anh Đom Đóm, còn các con vật được gọi và tả như người đó là Cò Bợ, Vạc. Các con vật này được gọi bằng chị, thím. Việc làm của :

* Cò Bợ đều được tả như người qua hình ảnh ru con: Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi! Ngủ ngon ngon giấc.

* Vạc được tả như người qua hình ảnh lặng lẽ mò tôm.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “khi nào ?’ và gạch dưới các bộ phận đó?

Trả lời:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài Anh Đom Đóm trong học kì I.

Câu 4 (trang 9 sgk Tiếng Việt 3): Trả lời câu hỏi :

a) Lớp em bắt đầu học kì II khi nào ?

b) Khi nào học kì II kết thúc ?

c) Tháng mấy các em nghĩ hè ?

Trả lời:

a) Lớp em bắt đầu học kì II vào giữa tháng giêng.

b) Vào khoảng cuối tháng 5, học kì hai kết thúc.

c) Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.