Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Trả lời câu hỏi Sử 11 Bài 14 trang 77

(trang 77 sgk Lịch Sử 11): – Vì sao Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc?

Trả lời:

Nhật Bản đánh chiếm Trung Quốc vì:

– Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản.

– Chế độ phong kiến ở Trung Quốc đang suy yếu.

– Lấy Trung Quốc làm bàn đạp cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.

(trang 78 sgk Lịch Sử 11): – Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm nào?

Trả lời:

Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản thể hiện ở những điểm:

– Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.

– Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

– Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.

– Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật

– Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật

Câu 1 (trang 78 sgk Sử 11): Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918 – 1939.

Lời giải:

* Giai đoạn 1: 1918 – 1929:

– Những năm 1918 – 1923:

+ Kinh tế phát triển vượt bậc.

+ Phong trào đấu tranh của công nhân diên ra mạnh mẽ và Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập(7/1922).

– Những năm 1924 – 1927 : ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

– Những năm 1927 – 1929 : khủng hoảng kinh tế – tài chính.

* Giai đoạn 2: 1929 – 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

* Giai đoạn 3 : 1933 – 1939:

– Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt.

– Nhật ra sức đi xâm lược đánh chiếm các nước khác.

Câu 2 (trang 78 sgk Sử 11): Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản diễn ra như thế nào?

Lời giải:

– Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

– Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.

+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

– Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á.