Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

Trang 161 sgk Địa Lí 10: Những báo động về thủng tầng ô zôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường không?

Trả lời:

– Những hiện tượng kể trên là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.

Trang 163 sgk Địa Lí 10: Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật nào đã làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua?

Trả lời:

– Các tiến bộ khoa học kĩ thật về công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán vf điều trị bệnh,…

– Các tiến bộ khoa học kĩ thật về công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,…)

– Các tiến bộ khoa học kĩ thật về công nghệ năng lượng: sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới (hạt nhân, mặt trời, thủy triều,…)

Câu 1: Thế nào là sự phát triển bền vững?

Lời giải:

– Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Câu 2: Tại sao việc giải quyết vẫn đề môi trường đòi hỏi nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

Lời giải:

– Vì các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng trên nhiều lãnh thổ rộng lớn. Nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiên trọng đến toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôdôn,…)

Bài 3 trang 163 sgk Địa Lí 10: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế – xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường?

Lời giải:

– Kinh tế chậm phát triển, số người sống dựa vào trực tiếp khai khác tài nguyên đông. Dân số tăng nhanh là cho quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên càng lớn, nhiều vấn đề môi trường khó giải quyết được. Mặt khác, các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho loài người tiết kiệm được rất nhiều trong sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu, nhưng cũng vì thế mà giá phần lớn nguyên liệu giảm, các nước đang phát triển tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu để lấy số lượng bù vào giá cả thấp.

– Để giải quyết việc làm, cải thiện một phần cơ sở vật chất kĩ thuật… các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước tư bản phát triển. Trong vài ba chục năm gần đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển ở các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, không cần chuyên môn cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển chịu phần thiệt thòi và trả giá đắt về sự ôn nhiễm và suy thoái môi trường.