Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian – Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 6 Bài 6: Đo thời gian (hay, ngắn gọn)

1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

– Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng…

             1 giờ = 60 phút = 3600 giây

            1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

           1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây.

– Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian - Chân trời sáng tạo

2. Thực hành đo thời gian

Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.


 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 6: Đo thời gian (có đáp án)

Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?

A. miligiây

B. milimét

C. miligam

D. kilôgam

Câu 2. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào?

A. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường

B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử

C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây

D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát

Câu 3. “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?

A. 1 ngày = 24 giây

B. 1 ngày = 60 giây

C. 1 ngày = 86 400 giây

D. 1 ngày = 864 000 giây

Câu 4. Thiết bị nào sau đây không dùng để đo thời gian?

A. Công tơ điện

B. Đồng hồ nước

C. Đồng hồ cát

D. Đồng hồ điện tử

Câu 5. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ nào?

A. Đồng hồ điện tử

B. Đồng hồ đeo tay

C. Đồng hồ bấm giây điện tử

D. Đồng hồ để bàn

Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian – Chân trời sáng tạo