Khoa học tự nhiên 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật – Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

1. Chuẩn bị

– Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán, lọ thủy tinh.

– Mẫu vật:

+ Mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày hoặc mẫu nuôi cấy. Mẫu thực vật có đầy đủ các đại diện biến dạng của rễ, thân, lá.

+ Bộ ảnh thực vật: cây cà rốt, cây khoai lang, cây khoai tây, cây cà chua, cây hành, cây xương rồng, cây nắp ấm, cây quất, cây lạc,… (có thể thay các cây khác để thuận lợi cho việc thu mẫu).

+ Mô hình tháo lắp cơ thể người hoặc tranh ảnh về cấu tạo cơ thể người.

2. Cách tiến hành

Quan sát cơ thể đơn bào

– Bước 1: Đặt vài sợi bông lên lam kính

– Bước 2: Dùng pipette hút nước trong lọ chứa mẫu vật và nhỏ 1 giọt lên lam kính đã có sẵn sợi bông

– Bước 3: Đậy lamen lên lam kính có chứa mẫu vật, dùng giấy thấm nước thừa

– Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ cơ thể đơn bào quan sát được

Quan sát các cơ quan cấu tạo cây xanh

– Quan sát mẫu vật

– Xác định các cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo cây xanh ở mẫu vật hoặc bộ ảnh

Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người

– Quan sát mô hình/tranh ảnh cấu tạo nên cơ thể người

– Xác định vị trí các cơ quan, hệ cơ quan quan sát được. Nếu quan sát mô hình cơ thể người cần thực hiện tháo, lắp theo các bước sau:

+ Bước 1: Đặt mô hình vào vị trí thích hợp

+ Bước 2: Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người

+ Bước 3: Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan bằng các tháo dần các bộ phận của mô hình

+ Bước 4: Lắp mô hình về dạng bạn đầu

Báo cáo kết quả thực hành

– Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Khoa học tự nhiên 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật - Chân trời sáng tạo

Khoa học tự nhiên 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật – Chân trời sáng tạo