Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài (hay, ngắn gọn)

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

– Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).

1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m

Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).

1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m

Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)

1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m

Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng:

1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.

– Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo

– Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN:

GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ: 

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

2. Thực hành đo chiều dài

Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Uớc lượng chiều dài của vật cần đo.

Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.


 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài (có đáp án)

Câu 1. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài?

A. kilôgam

B. mét

C. đềximét

D. xentimét

Câu 2. Chọn phát biểu đúng?

A. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

C. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 3. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

 

A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.

D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài?

A. Chọn thước đo thích hợp.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo.

C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước.

D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật.

Câu 5. Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật?

A.

B.

C.

D. Cả A và B đều đúng

Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài – Chân trời sáng tạo