Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống – Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống (hay, ngắn gọn)

1. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

Phân loại thế giới sống là gì?

– Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.

Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

– Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp. Việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta gọi đúng tên sinh vật, đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại, nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Thế giới sống có thể phân loại theo các tiêu chí nào?

– Thế giới sống có thế phân loại dựa vào một số các tiêu chí sau: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng,…

2. Các bậc phân loại sinh vật

Loài là gì?

– Loài là bậc phân loại cơ bản, gồm một nhóm cá thể các sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới.

+ Ví dụ: loài ngựa vằn

Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống - Chân trời sáng tạo

Kể tên các bậc phân loại sinh vật và sắp xếp chúng theo thứ tự từ thấp đến cao.

– Các bậc phân loại sinh vật bao gồm 7 bậc là: loài, chi/giống, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

– Thứ tự sắp xếp các bậc phân loại từ thấp đến cao là:

Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống - Chân trời sáng tạo

Một loài có thể được gọi tên theo những cách nào? Nêu ý nghĩa của từng cách gọi tên.

– Một loài có thể được gọi tên theo 3 cách là: tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương.

Tên phổ thông là cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

Tên khoa học là cách gọi tên một loài sinh vật theo tên chi/giống và tên loài

Tên địa phương là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

3. Các giới sinh vật

Sinh vật được chia thành các giới nào? Nêu đặc điểm của từng giới.

– Sinh vật được chia thành 5 giới là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm , giới Thực vật, giới Động vật.

– Đặc điểm của từng giới là:

Giới Khởi sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng

Giới Nguyên sinh: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật

Giới Nấm: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng

Giới Thực vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp, môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển

Giới Động vật: gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng

4. Khóa lưỡng phân

Khóa lưỡng phân là gì? Xây dựng khóa lưỡng phân như thế nào?

– Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

– Cách xây dựng khóa lưỡng phân: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.


 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống (có đáp án)

Câu 1: Trong nguyên tắc phân loại sinh vật không bao gồm bậc phân loại nào dưới đây?

A. Ngành              B. Loài                 C. Ngành              D. Vực

Câu 2: Trình tự sắp xếp các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?

A. Chi à họ à bộ à loài à lớp à ngành à giới

B. Loài à chi à họ à bộ à lớp à ngành à giới

C. Ngành à lớp à chi à bộ à họ à loài à giới

D. Lớp à chi à ngành à họ à bộ à giới à loài

Câu 3: Tiêu chí nào dưới đây được sử dụng để phân loại sinh vật?

(1) Mức độ tổ chức cơ thể

(2) Mật độ cá thể của quần thể

(3) Tỉ lệ đực : cái

(4) Đặc điểm tế bào

(5) Môi trường sống

(6) Số lượng các cá thể trong độ tuổi sinh sản

(7) Kiểu dinh dưỡng

(8) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (5), (7)           C. (1), (4), (5), (7)

B. (3), (4), (6), (8)           D. (2), (3), (6), (8)

Câu 4: Tên khoa học của một loài được hiểu là:

A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)

B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia

D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)

Câu 5: Cho các loài sau:

(1) Vi khuẩn lam            (5) Thủy tức

(2) Tảo lục                      (6) Rong đuôi chồn

(3) Nấm mốc                  (7) Amip

(4) Sán lá gan                 (8) Trùng giày

Loài nào thuộc giới Nguyên sinh?

A. (1), (3), (5)                 C. (4), (5), (6)

B. (2), (4), (6)                 D. (2), (7), (8)

Khoa học tự nhiên 6 Bài 22: Phân loại thế giới sống – Chân trời sáng tạo