Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí – Chân trời sáng tạo

Lý thuyết KHTN 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí (hay, ngắn gọn)

1. Thành phần không khí 

Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Chân trời sáng tạo

– Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

2. Vai trò của không khí trong tự nhiên

– Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.

– Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.

– Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.

– Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

–  Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.

3. Ô nhiễm không khí

– Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người

– Ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở cả thành phố và nông thôn.

– Biểu hiện của ô nhiễm không khí :

+ Có mùi khó chịu

+ Giảm tầm nhìn

+ Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.

+ Có một số hiện tượng thười tiết cực đoan: sương mù giãu ban ngày, mưa axit,…

4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 

– Nguồn gây ô nhiễm không khí : con người hoặc tự nhiên

– Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng

Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí - Chân trời sáng tạo

 

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí (có đáp án)

Câu 1: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Carbon dioxide.

B. Hydrogen.

C. Nitrogen.

D. Oxygen.

Câu 2: Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.                              B. Hydrogen.

C. Carbon dioxide.                   D. Nitrogen.

Câu 3: Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch không sinh ra khí nào sau đây?

A. Carbon dioxide.                   B. Oxygen.

C. Chất bụi.                             D. Nitrogen.

Câu 4: Chất nào sau đây chiếm khoảng 21% thể tích không khí?

A. Nitrogen.                             B. Oxygen.

C. Sunfur dioxide                     D. Carbon dioxide.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?

A. Có mùi khó chịu.

B. Giảm tầm nhìn.

C. Sương mù giữa ban ngày,

D. Sương mai buổi sớm.

Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí – Chân trời sáng tạo