Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Bài 1 trang 62 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Lập bảng niên biểu tổng hợp các giai đoạn của Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 theo bảng dưới đây:

Lời giải:

Giai đoạn
Nội dung chính
1919-1930 – Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp làm chuyển biến tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam.

– Phong trào yêu nước Việt Nam từ lập trường tư sản chuyển sang lập trường vô sản.

– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

1930-1945 – Phong trào cách mạng 1930-1931 bùng nổ với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.

– Phong trào đòi tự do dân chủ những năm 1936-1939.

– Cách mạng tháng Tám thành công.

1945-1954 – Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ. Nhân dân ta phải thực hiện hai nhiệm vụ: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
1954-1975 Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ. Nhiệm vụ chung là kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

– Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, chi viện cho chiến trường Miền Nam.

– Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

1975-2000 – Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Thực hiện các kê hoạch 5 năm xây dựng và phát triển kinh tế.

– Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới.

Bài 2 trang 62 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Lập bảng niên biểu tổng hợp các mốc lịch sử lớn của cách mạng Việt Nam từ 1930-2000 theo bảng dưới đây:

Lời giải:

Thời gian Mốc lịch sử Ý nghĩa
1925 Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập Lãnh đạo quần chúng đấu tranh
1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Lãnh đạo cách mạng Việt Nam
1930 – 1931 Phong trào cách mạng đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh Thành lập các Xô viết, là lần tập dượt đầu tiên cho cách mạng tháng Tám.
1936 – 1939 Phong trào dân chủ 1936-1939 Là lần tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám.
8 – 1945 Cách mạng tháng Tám thành công. Giành chính quyền về tay nhân dân.M

Phá tan xiềng xích Pháp, lật đổ chế độ phong kiến.

2 – 9 – 1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời Thành lập nhà nước do dân làm chủ, tuyên bố nền độc lập của Việt Nam
1947 Chiến thắng Việt Bắc thu – đông. Đánh bại chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.
1950 Chiến thắng Biên giới thu – đông. Giải phóng biên giới Việt – Trung, làm phá sản kế hoạch Rơve
5 – 1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đập tan kế hoạch Nava, đánh đuổi thực dân Pháp.
7 – 1954 Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết Công nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược.
1959 – 1960 Phong trào “Đồng khởi” Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.
1961 – 1965 Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
1965 – 1968 Chiến đấu chống chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ” Đánh bại chiến lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ”
1968 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân Buộc Mĩ phải “Phi Mĩ hóa” chiến tranh
1969 – 1973 Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến chiến” Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến chiến”
1972 – Tiến công chiến lược.

– Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược
1973 Hiệp định Paris được kí kết. Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút quân về nước.
1975 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
1975 – 1979 Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
12 – 1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Đại hội đổi mới) Nước ta tiến hành đường lối đổi mới và đạt nhiều thành tựu