Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) - Kết nối tri thức

Trong đời sống, có nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm, khơi gợi những suy nghĩ về bổn phận, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ. Qua việc bàn luận một cách thấu đáo những vấn đề như vậy, người viết không chỉ có điều kiện phát triển, hoàn thiện kỹ năng nghị luận, mà còn xác lập nền móng nhận thức vững vàng, định hướng cho cách lựa chọn hành động của bản thân.

  1. Trong cuộc sống, nhiều vấn đề gây sự chú ý và khơi gợi suy nghĩ về trách nhiệm, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ. Bằng cách thảo luận sâu sắc về những vấn đề này, người viết không chỉ có cơ hội phát triển, hoàn thiện kỹ năng nghị luận mà còn thiết lập nền tảng nhận thức vững chắc, định hướng cho quyết định hành động của mình.
  2. Nhiều vấn đề trong đời sống thu hút sự quan tâm và khơi dậy suy nghĩ về bổn phận, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ. Khi bàn luận một cách thấu đáo những vấn đề này, người viết không chỉ có điều kiện phát triển và hoàn thiện kỹ năng nghị luận mà còn xây dựng nền tảng nhận thức vững vàng, định hướng cho hành động của bản thân.
  3. Cuộc sống có nhiều vấn đề đáng quan tâm, khơi gợi suy nghĩ về trách nhiệm, ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ. Bằng cách thảo luận sâu sắc về những vấn đề này, người viết không chỉ phát triển, hoàn thiện kỹ năng nghị luận mà còn xác lập nền tảng nhận thức vững chắc, định hướng cho các quyết định hành động của mình.
  4. Trong đời sống, nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm và khơi gợi suy nghĩ về bổn phận, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách của giới trẻ. Bàn luận thấu đáo về những vấn đề này giúp người viết phát triển kỹ năng nghị luận, đồng thời xây dựng nền tảng nhận thức vững vàng, định hướng cho hành động của bản thân.
  5. Cuộc sống có nhiều vấn đề thu hút sự quan tâm và khơi dậy suy nghĩ về bổn phận, tác động tích cực đến nhân cách của giới trẻ. Qua việc thảo luận sâu sắc về những vấn đề này, người viết không chỉ hoàn thiện kỹ năng nghị luận mà còn thiết lập nền tảng nhận thức vững chắc, định hướng cho cách lựa chọn hành động của mình.

* Yêu cầu

– Nêu được vấn để có ý nghĩa, liên quan đến những hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ để bàn luận.

– Trình bày được hệ thống luận điểm hợp lí, chặt chẽ; sử dụng lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác đáng; biết phối hợp hiệu quả các thao tác: chứng minh, bình luận, bác bỏ, giải thích, phân tích, so sánh để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Nêu và phản bác được ý kiến trái chiều có thể có về vấn để được bàn luận nhằm củng cố quan điềm của nguời viét.

– Kết bài gây ấn tượng đối với người đọc, thúc giục tuổi trẻ hành động.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Giá trị của tuổi trẻ (Nguyễn Lân Dũng)

– Giới thiệu trực tiếp vấn đề nghị luân.

– Nêu luận điểm thứ nhất (bằng một tiểu mục).

– Triển khai nội dung nghị luận (sử dụng bằng chứng)

– Triển khai nội dung nghị luận (nêu lí lẽ)

– Nêu ý kiến trái chiều để phản bác

– Sử dụng ý kiến của người có uy tín để củng cố quan điểm đã nêu

– Nêu luận điểm thứ hai (bằng một tiểu mục).

– Triển khai luận điểm bằng cách sử dụng các loại bằng chứng khác nhau

– Triển khai luận điểm bằng giải thích, phân tích, bình luận

– Sử dụng bằng chứng để củng cố lí lẽ

– Khái quát vấn đề nghị luận

* Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc bài viết tham khảo:

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Ở bài viết tham khảo, vấn đề gì liên quan đến tuổi trẻ được nêu để bàn luận? Người viết đặt mình vào vị trí nào để trình bày quan điểm về vấn đề này?

Trả lời

– Vấn đề về những thách thức của tuổi trẻ

– Người viết đặt mình vào vị trí là một người cùng đồng hành với những người trẻ để trình bày quan điểm

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài viết triển khai mấy luận điểm? Cách phối hợp giữa lí lẽ và bằng chứng được thể hiện như thế nào ở từng luận điểm?

Trả lời

– Bài viết với 2 luận điểm rõ ràng

– Cách phối hợp giữa lí lẽ và bằng chứng được thể hiện rõ ràng và logic chặt chẽ ở từng luận điểm

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chỉ ra những thao tác nghị luận đã được phối hợp sử dụng trong bài viết.

Trả lời

Thao tác giải thích, phân tích, phản biện, chứng minh

* Thực hành viết

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) - Kết nối tri thức

1. Chuẩn bị viết

– Chọn một đề tài có liên quan đến cuộc sống của tuổi trẻ hiện nay (quan niệm sống, định hướng tương lai, việc học tập và rèn luyện, cách ứng xử trong các mối quan hệ,.). – Gợi ý một số đề tài: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu huớng chọn nghể của giới trẻ; Nhu cầu thưởng thức âm nhạc, phim ảnh của giới trẻ; Ý thức về giới của các bạn trẻ; Quyền được thử và sai lầm của giới trẻ; Sống theo sở thích cá nhân và sống để phụng sự xã hội,..

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Kết hợp tham khảo bài viết với việc tìm hiểu để tài đã xác định, có thể nêu các câu hỏi như sau để suy nghĩ, tìm ý:

– Cần giải thích điều gì ở vấn đề vừa nêu?

– Có những khía cạnh nào của vấn đề cần bình luận?

– Cần có định hưởng hành động như thế nào sau khi nhận thức được ý nghĩa của vấn đề?

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, nêu quan điểm của người viết về vấn đề đó.

* Thân bài.

– Giải thích từ ngữ, khái niệm để làm rõ bản chất vấn đế cần bàn luận liên quan đến tuổi trẻ.

– Trình bày các khía cạnh của vấn đề (Vì sao vấn dể này thiết yếu đổi với tuổi trẻ? Vấn đề gợi cho tuổi trẻ những suy nghĩ và hành động như thế nào? Cần có những điều kiện gì để tuổi trẻ thực hiện yêu cầu mà vấn đề nêu ra,..). Với từng luận điểm, cán dùng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để lập luận nhằm tạo nên sức thuyết phục của bài viết.

– Binh luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược dể củng cố quan điểm của mình.

– Định hướng hành động của bản thân sau khi nhận thức về vấn để.

* Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

3. Viết

Khi viết bài, cân bám sát dàn ý để triển khai tuần tự các luận điểm, đảm bảo tính mạch lạc và sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn.

* Bài viết mẫu tham khảo:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) - Kết nối tri thức

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình và tự do, điều này thực sự may mắn. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta trở nên thụ động hay lãng phí. Ngay cả trong thời bình, mỗi người đều có trách nhiệm đối với quê hương và đất nước. Dù mỗi người có quan điểm và trách nhiệm riêng, nhưng là người trẻ, chúng ta cần sống có hoài bão và ước mơ.

Tuổi trẻ là hai từ rất đỗi hoài niệm và thiêng liêng. Đây là giai đoạn tâm hồn và cuộc sống tràn đầy những ước mơ, hoài bão, khát khao cháy bỏng phi thường. Ước mơ là những khát vọng, mong muốn con người muốn đạt được. Hoài bão là những giấc mơ lớn, là những cái đích vĩ đại mà con người luôn hướng về. Mỗi chúng ta cần có ước mơ, hoài bão và nỗ lực để làm cho cuộc sống thêm rực rỡ. Những ước mơ, hoài bão như chiếc dây cót cho ta thêm động lực, nhưng để đạt được thành quả mong muốn, chúng ta phải hành động. Chúng ta đều có những con đường và đích đến khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng, mọi hướng đi đều có chung một điểm khó khăn là cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ cần có sự nỗ lực và dám nghĩ dám làm, ta sẽ nhận lại phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện về Walt Disney là minh chứng rõ ràng cho việc thành công nhờ quyết tâm theo đuổi ước mơ. Ông là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, có cha nghiện rượu và cờ bạc. Vì không có tiền học vẽ, W. Disney dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Ông quyết tâm đến thành phố lớn để hiện thực hóa hoài bão. Sau này, cái tên W. Disney trở nên nổi tiếng toàn cầu với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Thế giới cổ tích mà Disney tạo nên đã thắp sáng hàng triệu ước mơ của trẻ em toàn cầu. W. Disney từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: mơ ước, can đảm, tin tưởng và suy nghĩ. Và trên hành trình chinh phục ước mơ, chúng ta cần tỉnh táo, phân biệt rạch ròi giữa lý tưởng chân chính và suy nghĩ viển vông, hão huyền, xa rời thực tế. Những người không có ước mơ luôn vô định, chán nản. Họ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời và khó có được thành công trong cuộc sống. Hãy theo đuổi ước mơ của mình.

Mỗi người có một ước mơ và hoài bão riêng, nhưng khi chúng ta cùng hợp sức và cố gắng, chúng ta có thể xây dựng một đất nước mạnh mẽ hơn. Không ai hoàn hảo, nhưng khi chúng ta dám cố gắng hoàn thiện bản thân và tiến về phía trước, chúng ta sẽ thu hoạch được những thành tựu xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra. Chính bạn là người vẽ nên bức tranh cuộc đời của mình. Đừng để bản thân phải hối hận, phải thốt lên hai từ “giá như”.

 

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý để có hướng chỉnh sửa. Ngoài việc soát lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (từ ngữ, câu văn, đoạn văn), cần tập trung chú ý các phương diện sau đây:

– Vấn đề đời sống liên quan đến tuổi trẻ được trình bày như thế nào ở phẩn Mở bài? Người viết đã thể hiện rõ quan điểm của mình về vấn đề chưa?

– Các khía cạnh của vấn đề được triển khai thành các luận điểm ở phần Thân bài đã đầy đủ chưa? Có hiện tượng mất cân đối giữa các luận điểm trong bài không?

– Các thao tác nghị luận được sử dụng và phối hợp với nhau như thế nào?

– Phần kết bài đã liên hệ với đời sống, nêu được phương hướng hành động sau khi nhận thức được ý nghĩa của vấn để chưa?

Lần lượt bám vào các phương diện nêu trên để rà soát. Nếu thấy luận điểm nào còn mờ nhạt, lí lẽ và bằng chứng chưa đầy đủ, các thao tác nghị luận chưa rõ ràng, tương quan giữa các luận điểm thiểu cân đõi,.. thì phải chinh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện bài viết.