Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Kết nối tri thức

Mục tiêu của kiểu bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh, từ đó nêu ra những giá trị đặc sắc, các yếu tố cách tân và đóng góp mới mẻ của từng tác giả, tác phẩm. Đây là kiểu bài đặt ra nhiều thử thách đối với người viết trong việc xác định cơ sở và các phương diện cần so sánh, đánh giá, cũng như trong việc lựa chọn cách triển khai nội dung phù hợp để so sánh và đánh giá một cách thỏa đáng về hai tác phẩm thơ.

Yêu cầu

– Giới thiệu ngắn gọn về hai tác phẩm thơ, nêu được những cơ sở lựa chọn hai tác phẩm để so sánh, đánh giá.

– Làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ được chọn để so sánh; có bằng chứng cụ thể, đa dạng từ hai tác phẩm.

– Đưa ra những nhận xét, đánh giá thuyết phục về ý nghĩa và những đóng góp riêng, đặc sắc của mỗi tác phẩm thơ dựa trên các nội dung được so sánh.

– Nêu khái quát kết quả và ý nghĩa của việc so sánh đánh giá.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Cảm hứng mùa thu trong Thu vịnh và Đây mùa thu tới

1. Giới thiệu hai bài thơ và định hướng so sánh 

– Hai bài thơ: Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

– Định hướng: So sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu ở hai bài thơ từ đó so sánh tâm trạng của hai nhà thơ.

2. Phân tích điểm tương đồng của hai bài thơ. 

Gặp gỡ ở điểm là đều viết về cảnh thu, tình thu đẹp nhưng buồn.

3. Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo nên sự khác biệt của đối tượng so sánh

Nét riêng biệt là do sự khác biệt thế hệ của hai nhà thơ nên có những quan điểm thẩm mĩ khác nhau.

4. Phân tích nét riêng trong cảnh  và tình của bài Thu Vịnh.

Đây là bức tranh thu ở làng quê Việt Nam, dân dã và yên bình. Tâm tư nhà thơ bộn bề với nỗi lo lắng về vận nước nhà.

5. Phân tích nét riêng của bài Đây Mùa Thu Tới trong sự đối sánh với bài Thu Vịnh.

Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu là nỗi buồn đầy trực cảm –> mùa thu đến và đi gợi cho Xuân Diệu nỗi lắng lo về sự chảy trôi của thời gian chứ không ngưng đọng cảnh như Nguyễn Khuyến.

6. Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai bài thơ.

Một bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển với phong vị ẩn dật, mộ bài thơ mang đậm nét hiện đại với cái tôi cá nhân mới mẻ.

7. Nêu ý kiến khẳng định về kết quả và ý nghĩa của việc so sánh.

Cả hai tâm hồn đều yêu tha thiết mùa thu và đều muốn hướng về tình yêu quê hương xứ sở.

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc bài viết tham khảo:

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong bài viết, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào khi chọn 2 bài thơ để so sánh, đánh giá?

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Kết nối tri thức

Trả lời

Cơ sở so sánh: Cảm hứng mùa thu; những cảm nhận và nỗi niềm chung và riêng,…

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài viết triển khai các nội dung so sánh, đánh giá như thế nào? Bạn có nhận xét gì về hiệu quả của cách triển khai đó?

Trả lời

Cách triển khai:

– Phân tích điểm tương đồng 2 bài thơ.

– Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo nên sự khác biệt của đối tượng so sánh.

– Phân tích nét riêng trong cảnh và tình Thu vịnh.

– Phân tích nét riêng trong Đây mùa thu tới.

– Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của 2 bài thơ.

– Nêu ý kiến khẳng định.

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, có thể có những cách trình bày nào khác về nội dung so sánh, đánh giá trong bài viết?  

Trả lời

Triển khai theo cách khác:

– Lần lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

– Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phương diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

* Thực hành viết theo các bước:

1. Chuẩn bị viết

– Truớc hết, cần xác định được những cơ sở để triển khai các nội dung so sánh, gắn với đặc trung của thể loại thơ (đề tài, phong cách sáng tác, bút pháp nghệ thuật,..). Từ những cơ sở đã xác định, cần lựa chọn các bài thơ tiêu biểu với những điểm tương đồng và khác biệt có ý nghĩa.

– Phạm vi lựa chọn để so sánh, đánh giá rất mở và linh hoat. Hai bài thơ đó có thể của hai tác giả hoặc của một tác giả.

– Xác định được các phương diện cần so sánh: đối tượng cụ thể được miêu tả, thể hiện, cảm hứng, cái nhìn nghệ thuật, bút pháp,..

– Một số để tài gợi ý:

+ So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ thuộc các giai đoạn văn học, xu huớng văn học khác nhau: Tiếng nói tri âm trong Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo),..

+ So sánh, đánh giá bút pháp và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm thơ: Cảm hứng về đất nước trong Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và Việt Bắc (Tố Hữu);…

+ So sánh, đánh giá các hình tượng: Hình tượng người lính trong Đồng chí (Chính Hữu) và Tây Tiến (Quang Dũng); Hình tượng nguời phụ nữ trong Tự tình ll (Hồ Xuân Hương) và Thuyền và biển (Xuân Quỳnh),…

+ So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật: Cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên),..

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Dựa vào yêu cầu của kiểu bài, định hướng từ bài viết tham khảo và để tài đã xác định, có thể nêu các câu hỏi sau để tìm ý:

– So sánh, đánh giá hai bài thơ dựa trên cơ sở nào? Việc xác định cơ sở để so sánh, đánh giá dựa trên nội dung (hiện thực đời sống, tư tuởng, tình cảm của tác giả,..) và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm (thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, giong điệu, hình ảnh, chi tiết, thủ pháp nghệ thuật,..). Chẳng hạn, ở bài viết tham khảo, tác giả so sánh, đánh giá cảm hứng mùa thu trong hai bài thơ Thu Vịnh và Đây mùa thu tới ở cả hai bình diện nội dung miêu tả (cảnh tình thu) và cách thể hiện (chọn hình ảnh, không gian,.).

– Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm thơ là gì? Ở bài viết tham khảo, tác giả đã làm rõ điểm tương đồng trong cảm hứng mùa thu của hai bài thơ là cảnh thu đẹp và tình thu buồn, tất cả được thể hiện bằng những hình ảnh chấm phá, giàu súc gợi.

– Đâu là đểm khác biệt giữa hai bài thơ? Ở bài viết tham khảo, tác giả đã phân tích sự khác biệt trong cảnh thu, tình thu của hai bài thơ; bút pháp miêu tả và quan điểm thẩm mĩ của hai tác giả trong hai thời đại.

– Yếu tố nào tạo nên những điềm tương đồng và khác biệt của hai bài thơ? Điểm tương đồng và khác biệt thường xuất phát từ những yếu tố thuộc về đặc trưng của thơ ca và phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà thơ, hoặc xu hướng và bút pháp thi ca của từng giai đoạn sáng tác. Ở bài viết tham khảo, tác giả đã phân tích, lí giải điểm tương đồng và khác biệt trong cảm hứng về cảnh thu, tình thu của hai bài thơ là sự đồng điệu của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp của mùa thu đất nước; sự khác biệt là do hai nhà thơ thuộc hai thời đại, hai phong cách thơ.

– Đánh giá thế nào vê giá trị của mỗi bài thơ? Qua so sánh, bài viết tham khảo đã khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai bài thơ viết về mùa thu đối với người đọc bao thế hệ cũng như ý nghĩa của việc cảm nhận hai bài thơ từ góc độ so sánh.

b. Lập dàn ý

Từ hướng tìm ý nêu trên, cần xem xét, sắp xếp lại hệ thống ý thật hợp lí để có dàn ý hoàn chinh.

Mở bài: Giói thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và nêu cơ sở lựa chọn để so sánh, đánh giá.

Thân bài:

Có nhiều cách trình bày nội dung so sánh, đánh giá. Người viết cẩn linh hoạt trong việc lựa chọn cách trình bày phù hợp với hiểu biết và hứng thú của bản thân, điểu này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bài viết. Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những cách sau:

– Cách 1: Lân lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tuơng đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

– Cách 2: Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phuơng diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

– Cách 3: So sánh lần lượt các phương diện đã lựa chọn đối với hai bài thơ, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt; lí giải nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt đó; đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh. Cách này làm nổi bật được tính chất so sánh nhưng dễ làm mờ tính liền mạch, chỉnh thể của mỗi bài thơ, đòi hỏi nguời viết phải có khả năng tư duy tổng hợp và lập luận chặt chẽ, có sự tinh nhạy trong phát hiện vấn để.

Kết bài: Khẳng địnhý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

Bài viết tham khảo:So sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới – Xuân Diệu và Đất nước – Nguyễn Đình Thi.

 

Các bạn thân mến! Tô Hoài và Kim Lân, hai tác giả nổi tiếng thời kháng chiến chống Pháp, viết về cuộc sống nông dân Việt trước Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ Chồng A Phủ” kết thúc mở, đặt hy vọng vào một cuộc sống mới cho nhân vật. Điều này tạo ra một khía cạnh mới trong văn học so với việc chỉ giải thoát cho nhân vật khỏi gò bó xã hội.

Cả hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” là biểu tượng của sự sáng tạo của hai tác giả. Trái với việc Kim Lân mô tả đau đớn của người nông dân trong đói năm 1945, Tô Hoài lại tập trung vào cuộc sống khốn khó của người nông dân vùng núi Tây Bắc. Mặc dù khác biệt về chủ đề và phong cách, nhưng cả hai tác phẩm đều nêu lên số phận của người nông dân nghèo, thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng của tác giả với họ. Điều này được thấy rõ qua phần kết của cả hai.

“Vợ nhặt” của Kim Lân, viết năm 1954, tường thuật về cuộc sống nông dân Bắc Bộ trong đại nạn đói năm 1945. Nhân vật chính là Tràng, một người nghèo sống tại xóm Ngụ Cư. Mặc dù gây bất ngờ cho mọi người, Tràng đã có vợ ngay khi nạn đói đang diễn ra gay gắt. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh bữa cơm thảm hại của gia đình Tràng: “có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”, cùng tiếng trống thuế vang vọng. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người “kéo nhau đi trên đê Sộp, với lá cờ đỏ lớn.”

Kết thúc của “Vợ nhặt” của Kim Lân dựa trên thực tế cuộc sống Việt Nam vào thời điểm đó. Năm 1945, dân ta chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa chống đối chính quyền, và phong trào phá kho thóc Nhật đã bắt đầu. Cuộc đói đến từ chính sách cướp của Pháp và cải cách “nhổ cỏ trồng đay” của Nhật. Dưới sự đe dọa của cái chết, người nông dân tự ý thức và tham gia cuộc đấu tranh. Mặc dù không rõ liệu Tràng đã tham gia “lá cờ đỏ” hay không, câu chuyện mở ra cơ hội cho sự liên tưởng. Kết thúc mở này thể hiện niềm tin vào sự thay đổi của nhân vật, gia đình, và hàng ngàn người dân nghèo khác.

Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những người nông dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ. Nếu như Mị là cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lý Pá Tra, phải sống kiếp “con trâu, con ngựa”, bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người ở không công cho nhà thống lí chỉ vì đánh nhau với con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những giọt nước mắt và họ đã quyết định giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ.

Truyện kết thúc ở chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và vụt chạy theo A Phủ để giải phóng chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi, cam chịu như trước kia. Trong một lần “thổi lửa hơ tay”, Mị đã bắt gặp “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính dòng nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận thức được quyền sống của mỗi con người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị. Vậy nên Mị đã “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và thả A Phủ chạy thoát. Thế nhưng chỉ vài phút “đứng lặng trong bóng tối”, Mị cũng “vụt chạy ra” theo A Phủ. Và rồi hai con người khốn khổ ấy “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Sau này, hai người trở thành vợ chồng và dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau chiến đấu bảo vệ quê hương.

Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của họ, nhận thực sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do và hạnh phúc cùng với đó là tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, sống vô cảm, vô hồn thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng là sự giải thoát cho chính bản thân mình. Giọt nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh phúc của cô. Và rồi hai con người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau “lẳng lặng” “lao chạy xuống dốc núi” trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo và dã man, đó là sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.

Dù Kim Lân và Tô Hoài viết về các đề tài khác nhau, kết thúc của “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” có những điểm chung. Cả hai tác giả đều mở ra một tương lai sáng sủa và tự do cho người nông dân nghèo. Họ dẫn nhân vật của mình đến với ánh sáng của cách mạng, hy vọng vào một cuộc sống mới. Tuy nhiên, “Vợ nhặt” tập trung vào khổ đau của người nông dân dưới bóng đe doạ của phát xít thực dân, trong khi “Vợ chồng A Phủ” thể hiện sức mạnh nội tại của họ khi tự giải thoát khỏi tình thế khó khăn.

Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt là khác nhau nhưng ta thấy rõ được những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo mà cả Kim Lân và Tô Hoài đều hướng tới. Đó là lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số phận đau khổ bị đày đọa bởi đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn khi họ vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.

Trên đây là phần trình bày của tôi về việc so sánh, đánh giá kết thúc hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ Chồng A Phủ”. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.