Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ – Cánh diều

Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ – Cánh diều

1. Định hướng

Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Cánh diều

1.1. Ở Bài 4, các em đã được luyện tập viết bài nghị luận bàn về lối sống, hoài bão, khát vọng, cống hiến,…. của tuổi trẻ. Bài này hướng dẫn các em viết bài văn nghị luận về vấn đề văn học có vai trò như thế nào đối với tuổi trẻ.

Vấn đề trọng tâm của bài văn là nêu lên và làm sáng tỏ vai trò, tác dụng của văn học với đời sống tâm hồn, cũng như văn học đã góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách người đọc như thế nào. Như vậy, viết bài văn nghị luận về vai trò của văn học với tuổi trẻ thực chất là trả lời một số câu hỏi sau:

– Văn học là gì?

– Văn học có tác dụng như thế nào đối với đời sống tâm hồn và sự phát triển phẩm chất, nhân cách của con người nói chung và đặc biệt đối với tuổi trẻ nói riêng?

– Vì sao văn học lại có tác dụng ấy?

– Liệu trong tương lai, khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh, văn hoá nghe nhìn lấn át văn hoá đọc,…. văn học có còn vai trò và tác dụng nữa không?

      Trong thực tế, có rất nhiều cách nêu vấn đề với phạm vi và mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của người ra đề văn. Ví dụ, các đề văn sau đây đều thuộc dạng nghị luận về vai trò của văn học với tuổi trẻ:

– Đề 1: Thơ văn với việc bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ.

– Đề 2: Bàn luận về một tác phẩm đã làm thay đổi cuộc sống của bản thân.

– Đề 3: Văn học góp phần phát triển trí tưởng tượng của tuổi trẻ thế nào?

1.2. Để viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ, các em cần chú ý:

– Xem lại các ý đã nêu ở Bài 4, mục 1. Định hướng (trang 127 – 128).

– Chuẩn bị tư liệu liên quan đến vấn đề trọng tâm cần bàn luận (các tác phẩm thơ, văn, những bằng chứng từ đời sống, những câu danh ngôn và những kiến thức lí luận văn học,…).

– Xác định rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề đã nêu. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của cá nhân người viết.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập:Từ kinh nghiệm đọc sách của bản thân, hãy viết bài văn bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em

Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Cánh diều

Khi chuẩn bị viết một bài văn phân tích tác phẩm văn học, cần thực hiện một quy trình chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý cụ thể như sau:

a) Chuẩn bị:

  • Đầu tiên, em cần đọc kỹ phần định hướng và các thông tin chính trong đề bài để hiểu rõ trọng tâm của vấn đề cần bàn luận, kiểu văn bản yêu cầu và phạm vi bàn luận cụ thể.
  • Sau đó, xác định tác phẩm văn học mà em cảm thấy để lại dấu ấn sâu đậm trong thời đi học của mình. Tái hiện lại nội dung chính và những chi tiết đặc sắc của tác phẩm đó.

b) Tìm ý và lập dàn ý:

  • Bắt đầu tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
    • Tên của tác phẩm là gì? Nội dung chính và hình thức nghệ thuật của tác phẩm ra sao? Có gì đặc sắc?
    • Tác phẩm đã gây ấn tượng sâu sắc đối với em như thế nào?
    • Tại sao tác phẩm này lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn em?
    • Tác phẩm đã thay đổi nhận thức, hành động, suy nghĩ, tình cảm của em như thế nào?
  • Sau khi đã xác định được các ý chính, lập dàn ý chi tiết cho bài viết theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

c) Viết:

  • Dựa vào dàn ý đã lập, bắt đầu viết bài văn hoàn chỉnh, chú ý thể hiện rõ các ý chính đã chọn và sử dụng các dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm.
  • Đảm bảo rằng bài viết tuân thủ các yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng và ngôn ngữ trôi chảy, hấp dẫn.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và lập dàn ý chi tiết sẽ giúp bài viết của em có hệ thống, thuyết phục và dễ dàng hơn trong việc diễn đạt ý tưởng.

* Bài viết mẫu tham khảo :

Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Cánh diều

Trong kho tàng văn học Việt Nam, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu luôn được coi trọng vì thể hiện một khía cạnh phức tạp và tàn nhẫn của cuộc sống. Qua tác phẩm này, nhà văn đã khắc họa một bức tranh đầy ám ảnh về số phận con người trong một xã hội nhiều biến động.

Tác phẩm miêu tả cuộc đời của những con người lao động bằng một ngôn ngữ mộc mạc nhưng sắc sảo, thể hiện sâu sắc nỗi đau và sự cam chịu của những nhân vật. Tác giả đã thành công trong việc dùng lối kể chuyện giản dị để bộc lộ những xung đột nội tâm sâu kín, những mâu thuẫn của cuộc sống qua cái nhìn của người nghệ sĩ.

Nhân vật trong truyện, đặc biệt là người đàn bà làng chài, đã được Nguyễn Minh Châu chân dung với những đặc điểm tính cách phong phú. Qua những trải nghiệm và tương tác của họ với môi trường sống, tác phẩm đã khai thác sâu vào các chủ đề về định mệnh, bất công và sự chấp nhận số phận.

Điểm nhấn của tác phẩm nằm ở việc sử dụng hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ tả thực để miêu tả cảnh quan và con người, qua đó nhấn mạnh đến sự chịu đựng và kiên cường trong nghịch cảnh. Bạo lực gia đình, sự cam chịu của người phụ nữ, và nỗi đau của cả một thế hệ đã được Nguyễn Minh Châu thể hiện một cách đầy xúc động, khiến người đọc không khỏi suy ngẫm về giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

Những giá trị này không chỉ giúp người đọc nhìn nhận lại về cuộc sống và con người, mà còn là bài học về cách thức đối mặt và vượt qua những thử thách, đau khổ trong cuộc sống. “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một tài liệu giáo dục tinh thần, giúp mỗi người chúng ta hiểu hơn về cuộc sống và con người, qua đó sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

– Đọc lại bài văn hoặc đoạn văn đã viết, đối chiếu với các nội dung đã nêu ở mỗi bước.

– Tham khảo các yêu cầu kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d

(trang 39-40).

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Diễn đạt và trình bày bài văn nghị luận

a) Cách thức

       Để hoàn thành bài văn, sau khi đã xác định và sắp xếp được các ý, cần phải biết diễn đạt và trình bày ý của mình thành lời văn cụ thể. Một bài văn hay phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề bài, đồng thời được diễn đạt, trình bày bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục.

      Để diễn đạt và trình bày đúng, người viết cần chú ý đến một số yêu cầu sau:

       – Lời văn nghị luận cần đảm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác; tránh lối dùng từ khuôn sáo, lối viết khoa trương, khoe chữ, nhận định đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán một cách tràn lan,…

       – Hình thức trình bày cần đầy đủ bố cục ba phần, các luận điểm rõ ràng, bảo đảm tính thẩm mĩ (chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không tẩy xoá), trích dẫn đúng quy cách,… Chú ý khắc phục một số lỗi như: dùng từ thiếu chính xác, đặt câu sai ngữ pháp, thiếu lô gích, mạch liên kết đứt đoạn hoặc các ý trùng lặp….

b) Bài tập

Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau đây được trích từ bài làm của học sinh và nêu cách sửa.

(1) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.

 (2) Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.

Trả lời:

(1) Các lỗi diễn đạt trong đoạn văn và cách sửa :

– Lỗi lô-gic. Không thể chỉ ghi là tác phẩm nghệ thuật mà cần phải nhận định đây là tác phẩm nghệ thuật có đặc điểm gì, nhằm tạo tiền đề nội dung cho vế sau triển khai. Vì vậy cần thêm từ đặc sắc/ độc đáo kết hợp với dấu chấm câu để ngắt vế câu. Sau khi sửa, câu văn sẽ trở thành “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bằng lối…”

– Lỗi thiếu từ ngữ và sử dụng dấu câu : Từ ngữ “điệp từ” cần bổ sung đầy đủ thành “biện pháp điệp từ”, kết hợp dấu phẩy, ngắt vế câu. Câu văn sau khi sửa: “những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và biệp pháp điệp từ , hoà cùng với nhịp thơ vui”

– Lỗi dùng từ : “nhịp thơ vui” sửa thành “ nhịp điệu vui tươi”. Câu văn sau khi sửa: “hoà cùng với nhịp điệu vui tươi..”

– Lỗi dấu câu : Sử dụng dấu chấm ngăn cách vế câu “bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy”. Sau khi sửa : “bức tranh mùa xuân thật đẹp. Trong bức tranh ấy…”

 (2) Các lỗi diễn đạt trong đoạn văn và cách sửa :

– Lỗi dùng sai quan hệ từ “tuy…nhưng”. Cần sửa lại : bỏ quan hệ từ “tuy”

– Lỗi sử dụng giấu câu : “Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều”. Sử dụng dấu phẩy thay dấu chấm bởi lẽ, vế câu sau là ý nghĩa bổ sung cho vế trước. Sau khi sửa : “Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý, cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều”