- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 12 – Cánh diều
- Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Cánh diều
- Suy nghĩ của em về lời bình Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được
- Soạn bài Muối của rừng – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 33 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện – Cánh diều
- So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
- Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 47 – Cánh diều
- Soạn bài Quan thanh tra – Cánh diều
- Soạn bài Thực thi công lí – Cánh diều
- Soạn bài Loạn đến nơi rồi – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 – Cánh diều
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án – Cánh diều
- Sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch
- Tác động của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay
- Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án – Cánh diều
- Soạn bài Tiền tội nghiệp của tôi ơi – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 81 – Cánh diều
- Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm – Cánh diều
- Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn – Cánh diều
- Soạn bài Quyết định khó khăn nhất – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 100 – Cánh diều
- Viết một bài luận hoặc một bức thư để tham gia xét tuyển tại một trường đại học hoặc ứng tuyển một vị trí việc làm
- Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí – Cánh diều
- Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt
- Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí – Cánh diều
- Trình bày bài so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt
- Soạn bài Một lít nước mắt – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 108 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 109 – Cánh diều
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Cánh diều
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ nhục và vinh trong cuộc sống
- Soạn bài Việt Bắc – Cánh diều
- Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương – Cánh diều
- Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện
- Soạn bài Tây Tiến – Cánh diều
- Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong đoạn trích Việt Bắc
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 126 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ – Cánh diều
- Em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
- Đoạn văn giải thích ý nghĩa của nhan đề văn bản Quyết định khó khăn nhất hoặc Khúc tráng ca nhà giàn
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức – Cánh diều
- Em hãy thuyết trình về vấn đề Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước
- Soạn bài Mưa xuân – Cánh diều
- Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 135 – Cánh diều
- Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người – Cánh diều
- Đoạn văn phát triển ý trọng tâm Văn học giúp em cảm nhận được nỗi đau của những kiếp người
- Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 151 – Cánh diều
- Đoạn văn về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, trong đó có trích dẫn nhận định sau của Nguyễn Văn Hạnh
- Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học – Cánh diều
- Soạn bài Hẹn hò với định mệnh – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Nội dung ôn tập – trang 159, 160) – Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 – Cánh diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 – Cánh diều
Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia), nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3000 đuy-ca không tính lãi với điều kiện: Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay. Theo em, giao ước ấy mắc lỗi gì khiến Sai-lốc phải chịu thua trước lập luận sắc bén của Poóc-xi-a?
Trả lời:
Giao ước mắc lỗi lô gích, điều kiện của giao ước mang thông tin không đầy đủ cho nên không họp lý. Giao ước chỉ đề cập đến lấy cân thịt nhưng không bao gồm máu hay tính mạng của người bị lấy. Bởi vậy cuối cùng ông ta không thể nào lấy 1 cân thịt sát ngực mà không lấy đi máu và sinh mạng của người bi lấy được.
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
b) Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
c) Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.
d) Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình. (Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp)
Trả lời:
a)
– Câu phạm lỗi lô gích. Bởi vì, câu chứa từ ngữ không phù hợp, trái với tư duy thông thường : “mở cửa” xe và “lên đường”. Việc làm này đi ngược lại với thực tế, không ai mở cửa xe ô tô rồi khởi động máy đi.
– Cách sửa : Anh ta mở khoá, mở cửa, ngồi vào ghế, khởi động xe và lên đường.
b)
– Câu phạm lỗi lô gích. Bởi vì, câu chứa các từ ngữ thiếu nhất quán : thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,…và “Truyện Kiều” không cùng một cấp độ. Truyện Kiều chỉ là một tác phẩm, còn thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,…là bao gồm nhiều tác phẩm.
– Cách sửa : Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
c)
– Câu phạm phải lỗi lô gích. Bởi vì câu chứa hai thông tin mang nghĩa trái ngược. “vô số con cá chép” đáng lẽ người nói phải vui mừng nhưng lại mang thái độ “thật phí công”. Điều đó làm nghĩa của câu bị mâu thuẫn, không đúng với tư duy thông thường
– Cách sửa : Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được một con cá chép, thật phí công.
d)
– Câu phạm phải lỗi mơ hồ. Bởi vì câu có cấu tạo khiến người đọc có thể hiểu nhiều cách khác nhau. “Khi tất cả vụ việc này kết thúc” có thể hiểu là khi U-thát ngừng kêu vô tội hoặc khi tìm ra kẻ đã đầu độc hoàng thân, hoặc tìm ra kẻ nói dối.
– Cách sửa : Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tìm ra chân tướng sự việc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình
Câu 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):Phân tích tính mơ hồ của những câu dưới đây. Hãy viết lại để mỗi câu chỉ có một cách hiểu.
a) Đây là dung dịch độc nhất.
b) Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng.
c) Cả nhà hát say sưa theo ca sĩ.
d) Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đánh nhau.
Trả lời:
a) Đây là dung dịch độc nhất vô nhị
Đây là dung dịch có tính độc cao nhất
b) Áp dụng phương pháp học tập mới vào giảng dạy là rất quan trọng
Áp dụng phương pháp học tập vào giảng dạy mới là quan trọng
c) Cả nhà hát say sưa theo lời ca sĩ.
Cả nhà hát say sưa theo người ca sĩ.
d) Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem cầu thủ đánh nhau
Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem khán giả đánh nhau
4. Khảo sát và viết báo cáo kết quả khảo sát về lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử.
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Nhóm….lớp…..trường……………………….
Khảo sát :
LỖI LÔ GÍCH VÀ LỖI DIỄN ĐẠT MƠ HỒ TRÊN MỘT HOẶC MỘT SỐ TRANG BÁO ĐIỆN TỬ
1. Mục tiêu : Tìm và khảo sát lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử
2. Nội dung khảo sát : lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử
3. Kết quả khảo sát
3.1. Lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ ở phần tiêu đề
– Số lượng : 15
– Nội dung : Phần tiêu đề trên một số trang báo điện tử phạm lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ
– Minh họa cụ thể :
– Đánh giá sản phẩm : Nhiều trang báo nhằm tạo độ hot hay những tiêu đề giật tít, nhanh chóng tiếp cận khán giả mà đã đưa ra những tiêu đề phạm lỗi lô gích hay lỗi diễn đạt mơ hồ. Hậu quả đã đưa đến nhiều cách hiểu, dẫn đến người đọc không nắm được điều tiêu đề hướng tới.
3.2. Lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ ở phần nội dung
– Số lượng : 20
– Nội dung : Phần nội dung trên một số trang báo điện tử phạm lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ
– Minh họa cụ thể :
– Đánh giá sản phẩm : Các nội dung trong các bài báo cũng phạm nhiều lỗi diễn đạt mơ hồ và lỗi lô gích khiến người đọc không thể nắm được đúng nội dung bài báo muốn diễn đạt, thậm chí có thể gây hiểu nhầm, lạc xa so với nội dung bài báo đề cập.
4. Tự đánh giá và kiến nghị
– Đánh giá : lỗi lô gích và lỗi diễn đạt mơ hồ trên một hoặc một số trang báo điện tử đến giờ vẫn còn tồn tại, gây đến nhiều hiểu lầm cho người đọc. Đặc biệt tại các tiêu đề nhằm tạo tin giật tít, cố tình gây hiểu nhầm để người đọc đọc nội dung bài báo
– Kiến nghị : Các trang báo điện tử cần tôn trọng người đọc và kiểm tra câu từ một cách cẩn thận trước khi đưa các bài báo đến với độc giả.