- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 12 – Cánh diều
- Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Cánh diều
- Suy nghĩ của em về lời bình Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được
- Soạn bài Muối của rừng – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 33 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện – Cánh diều
- So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
- Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 46 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 47 – Cánh diều
- Soạn bài Quan thanh tra – Cánh diều
- Soạn bài Thực thi công lí – Cánh diều
- Soạn bài Loạn đến nơi rồi – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 71 – Cánh diều
- Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án – Cánh diều
- Sức mạnh của tiếng cười qua một số tác phẩm hài kịch
- Tác động của phương tiện nghe – nhìn đối với văn hoá đọc trong giới trẻ hiện nay
- Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt
- Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả của bài tập dự án – Cánh diều
- Soạn bài Tiền tội nghiệp của tôi ơi – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 80 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 81 – Cánh diều
- Soạn bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm – Cánh diều
- Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn – Cánh diều
- Soạn bài Quyết định khó khăn nhất – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 100 – Cánh diều
- Viết một bài luận hoặc một bức thư để tham gia xét tuyển tại một trường đại học hoặc ứng tuyển một vị trí việc làm
- Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí – Cánh diều
- Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt
- Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí – Cánh diều
- Trình bày bài so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt
- Soạn bài Một lít nước mắt – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 108 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 109 – Cánh diều
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Cánh diều
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của mình về hai chữ nhục và vinh trong cuộc sống
- Soạn bài Việt Bắc – Cánh diều
- Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương – Cánh diều
- Cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện
- Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống được thể hiện
- Soạn bài Tây Tiến – Cánh diều
- Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến
- Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong đoạn trích Việt Bắc
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 126 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ – Cánh diều
- Em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
- Đoạn văn giải thích ý nghĩa của nhan đề văn bản Quyết định khó khăn nhất hoặc Khúc tráng ca nhà giàn
- Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức – Cánh diều
- Em hãy thuyết trình về vấn đề Lẽ sống của tuổi trẻ đối với cơ hội, thách thức của đất nước
- Soạn bài Mưa xuân – Cánh diều
- Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 134 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 135 – Cánh diều
- Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người – Cánh diều
- Đoạn văn phát triển ý trọng tâm Văn học giúp em cảm nhận được nỗi đau của những kiếp người
- Soạn bài Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 151 – Cánh diều
- Đoạn văn về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, trong đó có trích dẫn nhận định sau của Nguyễn Văn Hạnh
- Soạn bài Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học – Cánh diều
- Soạn bài Hẹn hò với định mệnh – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 159 lớp 12 – Cánh diều
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Nội dung ôn tập – trang 159, 160) – Cánh diều
Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn – Cánh diều
Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn – Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 87 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
– Khi đọc hiểu văn bản phóng sự, các em cần chú ý :
+ Văn bản viết về vấn đề gì ?
+ Những thông tin xác thực được điều tra, ghi chép,…của văn bản nhằm mục đích gì ?
+ Chi tiết nào của văn bản gây ấn tượng với em ? Vì sao ?
+ Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật của văn bản có tác dụng gì ?
+ Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội và bản thân em ?
– Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Ba
Trả lời:
– Khi đọc hiểu văn bản phóng sự cần chú ý :
+ Văn bản viết về những vấn đề liên quan đến các nhà giàn : quang cảnh, thiết kế, lịch sử, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự hi sinh của những người chiến sĩ
+ Những thông tin xác thực được điều tra, ghi chép,…của văn bảnlà cơ sở, dẫn chứng cho các sự kiện, câu chuyện mà tác giả đề cập. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung văn bản.
+ Chi tiết gây ấn tượng với em là tên của những người chiến sĩ đã ngã xuống lòng biển khơi không bao giờ tỉnh dậy. Mỗi cái tên như thêm một lần đau xót, thêm một lần mất mát, khiến lòng em cũng thấy xót xa, thương tiếc cho những con người vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà chấp nhận hiểm nguy tính mạng.
+ Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật giúp cho con người, sự vật trong văn bản hiện lên sinh động hơn. Tác giả không chỉ đơn thuần kể lại các sự kiện mà còn miêu tả chúng, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hiểu nội dung câu chuyện.
+ Tác giả đã đưa ra một vấn đề rất quan trọng và ý nghĩa đối với toàn xã hội và cả chính bản thân em. Thông qua bài phóng sự và các vấn đề liên quan đến nhà giàn trên biển, mọi người cần có lòng biết ơn đến những con người đã và đang ngày đêm đối mặt hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc. Đối với bản thân em, câu chuyện đã đưa đến một góc nhìn mới về công việc của các chiến sĩ nhà giàn, giúp em thấu hiểu và biết ơn nhiều hơn nữa đến các chiến sĩ và gia đình của họ.
– Tác giả Xuân Ba
+ Tên thật là Trịnh Huyên. Sinh năm Ngọ (1954)
+ Quê quán : thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
+ Sự nghiệp : Ông là một nhà báo và cũng là một hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1998
+ Một số tác phẩm tiêu biểu : Chuyện buồn kể muộn; Một tuần nước Mỹ; Ngọn cỏ gió vờn; Khang khác mây thường;…..
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:Văn bản viết về câu chuyện của tác giả, là một nhà báo có dịp đến thăm nhà giàn ở khu vực Ba Kè. Qua văn bản ta nhận ra những vẻ đẹp và giá trị ẩn náu đằng sau những hòn đảo chìm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên dữ dội đã đưa đến bao hi sinh, mất mát của các chiến sĩ nhà giàn. Qua đó, ngợi ca sự kiên cường, bền bỉ và không ngừng sáng tạo, phát triển để thiết kế nên những công trình vững chãi hơn của các chiến sĩ nhà giàn.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi (trang 88 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Giá trị ẩn trong đảo chìm là gì ?
Trả lời:
Đảo chìm chỉ là một phần nhỏ nhoi của tảng băng san hô khổng lồ. Trong đó chưa nhiều tài nguyên quý giá và mang giá trị quân sự, đến mức tác giả ví như “Nhật Bản vớ được dạng đảo chìm như thế quá bằng vớ được kim cương”
Câu hỏi (trang 89 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khu vực Ba Kè có gì đặc biệt ?
Trả lời:
Khu vực Ba Kè không cồn, không nhô lên những mỏm để tạo nên thứ đảo chìm nhưng đã tạo ra một độ sâu vừa phải cho phép dựng những nhà giàn
Câu hỏi (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chuyện xảy ra vào giai đoạn nào?
Trả lời:
Chuyện xảy ra vào giai đoạn từ năm 1990 đến 2000, khi những cơn bão cấp 11, 12 liên tục đánh vào nhà giàn
Câu hỏi (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nội dung phần 3 kể chuyện gì?
Trả lời:
Phần 3 kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn và đặc điểm bên trong nó và những giá trị, sự đóng góp của ngành công binh trong việc xây dựng các nhà giàn trên biển.
Câu hỏi (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tác giả bày tỏ thái độ và cảm xúc như thế nào ở phần cuối ?
Trả lời:
Tác giả đã bày tỏ thái độ và cảm xúc ngưỡng mộ, ngợi ca những người chiến sĩ, mà đặc biệt là tướng Nam và quân của ông, đã góp phần to lớn vào việc thiết kế nên những nhà giàn kiên cố như hiện nay, điều đó, làm nên cái neo vững chãi chủ quyền biển đảo và cơ sở để xây dựng, sân bay, thành phố biển sau này
*Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về vấn đề gì? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản.
Trả lời:
– Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về những vấn đề liên quan đến các nhà giàn như: quang cảnh, cách thiết kế, xây dựng, lịch sử, sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự hi sinh của những người chiến sĩ
– Nội dung chính của từng phần :
+ Phần 1 : Quang cảnh và giá trị của khu vực Ba Kè
+ Phần 2 : Sự dữ dội của thiên nhiên và sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhà giàn
+ Phần 3 : Lịch sử ba thế hệ nhà giàn và sự đóng góp của ngành công binh trong xây dựng, thiết kế nhà giàn
+ Phần 4 : Cảm xúc của tác giả về sự phát triển của nhà giàn
Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tính phi hư cấu của bài phóng sự trên được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?
Trả lời:
– Tính phi hư cấu thể hiện ở những sự kiện có thực về thời gian (ngày 25/3/1946, 13/12/1998,…); địa điểm (khu vực Ba Kè, giàn khoan Bạch Hổ, Đại Hùng,.. ); số liệu ( tàu HQ-996, tên các chiến sĩ,…)
– Tính phi hư cấu góp phần cung cấp thêm số liệu cụ thể và xác thực, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung về các sự kiện cũng như tăng sức thuyết phục, xác đáng cho văn bản.
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể.
Trả lời:
– Văn bản đã sử dụng biện pháp kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,…
– Dẫn chứng :
+ Đoạn văn “Những cơn bão năm 1990,1996,…Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy quân chủng nhận được”. Tính phi hư cấu thể hiện qua các con số cụ thể như bão cấp 11, 12; năm 1990, 1996, 1999, 2000. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua câu chuyện Đại tá Chấn kể lại. Thủ pháp miêu tả “lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt”; “bão không thay đổi sức gió”,…
+ Đoạn văn : “Đó là ngày 13-12-1998,…Nguyễn Đứa Hanh,v.v..”. Tính phi hư cấu thể hiện qua ngày tháng cụ thể và tên của những chiến sĩ đã hi sinh. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua diễn biến câu chuyện về trận bão số 8 năm 1998. Thủ pháp miêu tả : “chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh” ; “cuốn là cờ Tổ quốc vào người”,…
Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?
Trả lời:
Chi tiết gây ấn tượng với em là tên của những người chiến sĩ đã ngã xuống lòng biển khơi không bao giờ tỉnh dậy. Mỗi cái tên như thêm một lần đau xót, thêm một lần mất mát, khiến lòng em cũng thấy xót xa, thương tiếc cho những con người vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà chấp nhận hiểm nguy tính mạng.
Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả để kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản nhằm mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá như thế nào về vấn đề đó?
Trả lời:
– Mục đích : Giúp người đọc hình dung rõ hơn về hình ảnh của nhà giàn qua từng thế hệ. Dễ dàng nhận ra sự khác nhau ở các thế hệ nhà giàn, nhà giàn đời đầu thô sơ, đơn giản; nhà giàn thứ hai như những lô cốt, bít bùng bê tông; nhà giàn thứ ba là một tổ hợp kiến trúc bắt mắt, thuận tiện.
– Thái độ, đánh giá của người viết : Tự hào về sự phát triển đi lên và ngày cảng vững chắc, tiện lợi của nhà giàn. Bên cạnh đó là sự ca ngợi công sức không chỉ của những chiến sĩ nhà giàn mà còn là sự đóng góp to lớn đến từ ngành công binh
Câu 6 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo em, vấn đề được nêu trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội hiện nay?
Trả lời:
Theo em, tác giả đã đưa ra một vấn đề rất quan trọng và ý nghĩa đối với xã hội hiện nay. Thông qua bài phóng sự đã giúp người đọc thấm thía hơn những nỗi vất vả, mất mát của các chiến sĩ nhà giàn và gia đình của họ, bài viết đã lay động đến trái tim người đọc. Vì vậy bài phóng sự như một lời kêu gọi, thức tỉnh mọi người trong xã hội cần có lòng biết ơn và luôn nhớ đến những con người đã và đang ngày đêm đối mặt hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc.