- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tổng quan văn học Việt Nam
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Văn bản
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Chiến thắng Mtao-Mxây
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Văn bản (Tiếp theo)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Lập dàn ý bài văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Uy-Lít-Xơ trở về
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Ra-Ma buộc tội
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tấm Cám
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tam đại con gà
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Nhưng nó phải bằng hai mày
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Ca dao hài hước
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Lời tiễn dặn
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Luyện viết đoạn văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tỏ lòng (Thuật hoài)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tóm tắt văn bản tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Nhàn
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Đọc Tiểu Thanh kí
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Vận nước
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Cáo bệnh, bảo mọi người
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Hứng trở về
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Cảm xúc mùa thu (Thu điếu – Đỗ Phủ)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Trình bày về một vấn đề
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Lập kế hoạch cá nhân
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Thơ Hai-kư của Ba-sô
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Lầu Hoàng Hạc
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Nỗi oan của người phòng khuê
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Khe chim kêu
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 1: Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Phú sông Bạch Đằng
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Viết bài làm văn số 4: Văn thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Đại cáo bình Ngô – Phần 2: Tác phẩm
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương)
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Hiền tài là nguyên khí quốc gia
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Khái quát lịch sử tiếng Việt
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Thái sư Trần Thủ Độ
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Phương pháp thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Tóm tắt văn bản thuyết minh
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Hồi trống Cổ Thành
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Viết bài làm văn số 6: Văn thuyết minh văn học
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Lập dàn ý bài văn nghị luận
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Truyện Kiều – Phần 1: Tác giả
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Truyện Kiều – Phần 2 Trao Duyên
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Truyện Kiều – Phần Nỗi thương mình
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Lập luận trong văn nghị luận
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Chí khí anh hùng
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Thề nguyền
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Văn bản văn học
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Các thao tác nghị luận
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Ôn tập phần Tiếng Việt
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Viết quảng cáo
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Tổng kết phần văn học
- SOẠN VĂN LỚP 10 SÁCH GIÁO KHOA TẬP 2: Ôn tập phần làm văn
Soạn bài: Hồi trống Cổ Thành (La Quán Trung)
Câu 1: Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Trương Phi là con người ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Vì thế, mặc dù rất nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa, nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bộ anh em, đã phản bội còn rêu rao “nghĩa vườn đào” là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết. Thế nên vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt … múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Câu 2: Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là “Hồi trống Cổ Thành”?
Trong đoạn trích này, “hồi trống Cổ Thành” trở thành một biểu tượng nghệ thuật. Nó có ý nghĩa:
– Biểu dương tính trung nghĩa của Trương Phi.
– Ca ngợi tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương.
– Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ anh em.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Ý kiến trên là có lí. Nói Trương Phi là người nóng tính vì nhân vật này thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn, nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên khi có hồ nghi, Trương Phi muốn nhanh chóng làm rõ mọi sự trắng đen. Tính cách của Trương Phi có điểm tốt là sự cương trực, thẳng thắn, nhưng nó cũng tạo ra sự lỗ mãng và thô bạo.
Câu 4: Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?
– Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.
– Chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống là cao trào của truyện, nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan mang màu sắc của một bản hùng ca.
– Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.
– Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà “ý vị Tam quốc”.
II. Luyện tập
Câu 1: Tóm tắt “Hồi trống Cổ Thành”
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phi khi ấy đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Công bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân đã hết lời thanh minh sự thật.
Giữa lúc đang bối rối thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang Quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận, buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa đứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới tin anh là thực. Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Công.
Câu 2: Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào?
– Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.
+ Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt (“mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?”).
– Trương Phi là người rất cương trực, rõ ràng.
+ Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.
– Kịch tính: Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.
Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.
– Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công, cho thấy Trương Phi biết nhận lỗi, rất tình cảm.
=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện – một “hổ tướng” của nước Thục sau này.
Câu 3:
Khác với Trương Phi đã nói ở trên, Quan Công có tính cách trung nghĩa, khiêm nhường. Trước thái độ của Trương Phi, Quan Vũ vẫn nhũn nhặn, xưng hô “anh em”, “huynh đệ”, cố gắng giải thích. Khi không thể giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã chứng minh bằng tài trí và sự dũng mãnh. Việc lấy đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống cho thấy cái tài của viên đại tướng đứng đầu “Ngũ hổ tướng quân” đất Thục, đồng thời cởi bỏ mọi nghi ngờ của Trương Phi, khẳng định lòng trung nghĩa của Quan Vũ.