Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1 – Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1 – Kết nối tri thức

* Số từ

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1 - Kết nối tri thức

– Số từ trong các câu là:

a) hai bố con

b) một bình tưới

c) ba chục mét

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu là:

a) mấy phút

b) vài ngày

c) một hai hôm

– Ba số từ chỉ số lượng ước chừng là: mớ, dăm bảy, ba bốn

+ Chị ấy mua hộ tôi mớ rau to.

+ Hôm rồi, chú ấy có đưa cho tôi dăm bảy đồng bạc.

+ Đầu xóm, ba bốn cô hàng nước xôn xao về vụ trộm tối qua.

Câu 3 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

– Sáu trong câu: “Nó là thằng Tí, con bà Sáu” không phải là số từ mà là danh từ.

– Từ Sáu được viết hoa là bởi đây là danh từ riêng chỉ người.

Câu 4 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Ví dụ tương tự:

+ Mày mang cho mẹ hai con gà lên thắp hương (đôi gà).

+ Hai con chim xà xuống trước mặt. (đôi chim)

+ Nam và Hưng là hai bạn học sinh nghèo cùng tiến. (đôi bạn nghèo cùng tiến)….

=> Qua các ví dụ chúng ta nhận thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa hai và đôi: hai là số từ chỉ số lượng chính xác, thiên về lượng còn đôi là từ chỉ số lượng không chính xác (một đôi, hai đôi…) và thiên về chất, đôi là tập hợp những vật cùng loại, cá thể tương ứng với nhau (có nhiều điểm giống nhau về mặt chức năng, công dụng).

Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Ba thành ngữ có số từ chỉ số lượng xác định nhưng đây lại biểu trưng cho ý nghĩa rất nhiều:

+ Trăm người bán, vạn người mua.

+ Trăm nghe không bằng một thấy

+ Trăm hay không bằng tay quen

Câu 6 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

– Ba câu có cấu trúc: mỗi … là một …

+ Mỗi khách hàng là một người bạn

+ Mỗi quyển sách là một cuộc đời

+ Mỗi người là một đóa hoa

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 64 Tập 1