Hội lồng tồng – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm: Hội lồng tồng – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Hội lồng tồng

Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ

Hội lồng tồng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu tác phẩm Hội lồng tồng

1. Thể loại:

Hội lồng tồng thuộc thể loại văn thuyết minh

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây. Giữa tiết trời ấm áp ấy, người dân rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc. Mùa xuân, với những phong tục lâu đời gắn liền trong nhân dân ta rất bền chặt. Mùa xuân chính là mùa hội tụ nhiều phong tục và lễ hội nhất.

Quyển sách “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” do Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ biên soạn sẽ đưa người đọc khám phá những khía cạnh khác nhau của phong tục và lễ hội vào mùa xuân ở nước ta. Sách do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Phát hành năm 2006.

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Hội lồng tồng có phương thức biểu đạt là thuyết minh.

4. Tóm tắt văn bản Hội lồng tồng: 

Khi ngao du tìm hiểu về Hội mùa Tây Bắc, tác giả thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

5. Bố cục bài Hội lồng tồng: 

Văn bản Hội lồng tồng có bố cục gồm 2 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “một cách tài tình”): Giới thiệu về hội lồng tồng.

– Phần 2 (còn lại): Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

6. Giá trị nội dung: 

Bài văn thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Miêu tả chi tiết hội lồng tồng

– Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hội lồng tồng

1Giới thiệu về hội lồng tồng

– Thời gian tổ chức:

+ Sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh

– Địa điểm tổ chức:

+ Vùng Việt Bắc

– Vùng miền có lễ hội:

+ Tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang

– Phần cúng tế – lễ:

+ Người dân mang cỗ đến cúng thần nông

+ Sau khi cúng lễ, người ta ăn cỗ: thịt gà, thịt lợn, bánh chưng, …

– Phần vui chơi – hội:

+ Trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, múa sư tử, lượn lồng tồng, …

2. Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

– Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông:

+ Những sản vật cúng tế như: thịt lợn, thịt gà, bánh chưng, hoa quả ở hội lồng tồng giống ở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông

– Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội:

+ Trò chơi ném còn

+ Múa sư tử

+ Lượn lồng tồng

– Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người:

+ Vui vẻ, tinh tế, duyên dáng, nhạy bén, sáng tạo và khéo léo

– Người dân gửi gắm mong ước khi tổ chức hội lồng tồng, đó là: sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

→ Người viết thấu hiểu sâu sắc và yêu mến, trân trọng trò chơi dân gian lượn của hội lồng tồng.

Hội lồng tồng Tác giả tác phẩm (mới 2022)