Bố cục Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt chính xác nhất – Kết nối tri thức

Bố cục văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân

– Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội

– Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng

Tóm tắt Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Tóm tắt tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Mẫu 1

Văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Tóm tắt tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Mẫu 2

Văn bản miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc vô cùng quen thuộc được nhắc đến như sông xanh, núi tím, mưa riêu, gió lành lạnh, đêm xanh, cái rét ngọt ngào, đường không lầy lội, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát huê tình và con người với nghi lễ đón xuân, không khí gia đình êm đềm những ngày sau tết. Qua đó, thể hiện những cảm nhận sâu sắc của tác giả, nỗi nhớ hương da diết của một người xa quê.

Nội dung chính Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả

Tác giả – tác phẩm: Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

I. Tác giả văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bố cục Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt chính xác nhất - Kết nối tri thức

– Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

– Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

– Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, vừa làm báo vừa hoạt động cách mạng

– Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

II. Tìm hiểu tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

1. Thể loại: 

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt thuộc thể loại tùy bút.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

– Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

– Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

 

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có phương thức biểu đạt là miêu tả, kết hợp biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là lời của một người con xa quê hương, khao khát được đoàn tụ viết về mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Trước tiên là những dòng suy nghĩ về quy luật chung của thiên nhiên, mùa xuân sau đó đi vào cảm nhận sâu sắc từng chi tiết mùa xuân của đất Bắc trên những phương diện: cảnh sắc, thời tiết, những lễ nghi, phong tục. Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục miêu tả lại không khí và sự thay đổi của mùa xuân sau ngày rằm tháng Giêng. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

5. Bố cục bài Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt có bố cục gồm 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến tâm hồn”): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với màu xuân

– Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội

– Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng

6. Giá trị nội dung: 

Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật: 

– Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc lôi cuốn, say mê

– Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh

– Có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo, giàu chất thơ

Để học tốt bài học Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt lớp 7 hay khác:

Bố cục Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt chính xác nhất