Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt

Luyện tập

Câu 1: Một số ví dụ minh họa cho các biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn:

Việt hóa theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt:

– Bô lão –> người cao tuổi

– Cẩm thạch –> đá hoa

– Chi lưu –> sông nhánh

– Ái quốc –> yêu nước

– …

Việt hóa theo kiểu rút gọn, đảo vị trí, thay đổi yếu tố:

– Chính đại quang minh –> quang minh chính đại

– Chính thị –> đích thị

– Diệp lục tố –> diệp lục

– Dương dương tự đắc –> tự đắc

– Đại trượng phu –> trượng phu

– …

Câu 2: Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

– Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu, thuận tiện dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này rõ ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3: Ví dụ minh họa cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

– Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây: Base –> ba zơ (ba-dơ); cosin –> cô sin; container –> công-te-nơ; laser –> la-de; logicstics –> Lô-gi-stíc …

– Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội …

– Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): giống loài (thay cho chủng loại), âm kép, âm rung, máy tính, cà vạt, cà phê …