- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích văn bản nhật dụng “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G.G.Mác-két)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương, từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong ” Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm “Vũ Trung tùy bút”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hồi thứ mười bốn” trích “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn) của Ngô Gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về “Ngô Gia văn phái” và “Hoàng lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt kiệt tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Qua các đoạn trích trong sách “Ngữ Văn 9” (Tập 1) và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyện Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du được thể hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong sách Ngữ Văn 9 Tập 1.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà và phẩm chất tài hoa của Thúy Kiều qua đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích 8 câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ về) nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ “Kiều gặp Kim Trọng” trích trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ của em về) nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ “Kiều gặp Từ Hải” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Một trong những giá trị lớn nhất của “Truyện Kiều” là tinh thần nhân đạo cao đẹp. Em hãy phân tích một số câu thơ Kiều, đoạn thơ Kiều để làm sáng tỏ nhận xét ấy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Bình luận câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảnh chia tay giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy, được đại thi hào Nguyễn Du viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: “Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ”. Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Những điều trông thấy” (Sở kiến hành) của Nguyễn Du để nói lên cảm nhận của em về tấm lòng nhà thơ trước hai cảnh đời ngang trái
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều và một số bài thơ của Hồ Xuân Hương nhằm làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên làm nổi bật bút pháp miêu tả của chân dung nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích cảnh ngày xuân truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trích “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một số nét về Nguyễn Đình Chiểu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong truyện “Lục Vân Tiên” Nguyễn Đình Chiểu viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng'” (Hoài Thanh). Đạo quân chính nghĩa ấy gồm những ai? Hãy kể lại một hai cuộc giao tranh giữa cái thiện và ác được miêu tả trong tác phẩm và phân tích những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nói về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của Ông.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí trong tác phẩm cùng tên của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Huy Cận, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ “Bếp lửa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lung mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Thành Long, về xuất xứ và chủ đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng, về xuất xứ, chủ đề truyện “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hay phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Lỗ Tấn.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Nga M. Go-rơ-ki
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Những đứa trẻ” (trích “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích, nêu cảm nghĩ về “Những đứa trẻ” (trích truyện “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về nhà thơ ngụ ngôn tài ba nước Pháp La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Lão nông và các con” của La Phông-ten
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Chế Lan Viên, về xuất xứ, chủ đề bài thơ “Con cò”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Cảnh ngày xuân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Thanh Hải, về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Viễn Phương, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu vài nét về Hữu Thỉnh, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Chiều sông Thương”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận vẻ đẹp “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu xuất xứ, chủ đề bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Ta-go đại thi hào của nhân dân Ấn Độ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận và phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của đại thi hào Ta-go qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Minh Châu, về xuất xứ và chủ đề truyện “Bến quê”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu về xuất xứ, chủ đề truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Rô-bin-xơn Cru-xô: Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn “Rô –bin-xơn ngoài hoang đảo” (“Rô-bin-sơn Cru-xô” của nhà văn Đi-phô)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Xi-mông
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phi-líp trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông” nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về “Tiếng gọi nơi hoang dã”: Tác giả và tác phẩm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hồi bốn vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về Cảnh 3 trích trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ
Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Bài làm
"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc "
Tiếng ngâm ngọt ngào, bay bổng của nghệ sĩ Thu Hương trong chương trình “đêm thơ’ làm cả nhà em chăm chú, lắng nghe.
Một cảm giác lâng lâng đầy xúc cảm chạỵ khắp cơ thể em. Ôi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đấy ư? Đó là một trong những bài thơ trong chương trình Văn lớp Chín đã để lại trong em những ấn tượng đẹp nhất. Mùa xuân nho nhỏ, thật là nho nhỏ khi hai khổ thơ đầu chỉ là những vần thơ giản dị, ngắn, mà chứa đựng cả một mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế và mùa xuân Cách mạng của người dân cố đô vào những năm Huế đang ra sức lao động sản xuất để mang lại cuộc sống êm ấm cho quê hương:
"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao"
Mở đầu bài thơ, tác giả đã tả cảnh thiện nhiên quê mình thật nên thơ. Bằng niềm cảm xúc lâng lâng, Thanh Hải đã tả con sông quê hương mình xanh ngắt, mà nhẹ nhàng, đượm chất thơ sâu lắng.
"Mọc giữa dòng sông xanh "
Dòng sông Hương nơi quê Thanh Hải vốn là một con sông nổi tiếng, quanh năm xanh ngắt với muôn vàn vẻ đẹp, nhất là vào mùa xuân của xứ Huế cổ kính càng đẹp hơn.
Đọc tiếp câu thơ, ta thấy tác giả đã mô tả hình ảnh “Một bông hoa tím biếc”. Ôi! Còn cảnh nào đẹp hơn, khi giữa dòng sông xanh lại có một bổng hoa tím biếc mọc lên giữa dòng. Tác giả đã sử dụng màu sắc thật hài hoà: ở giữa dòng sông xanh lại có một màu tím nổi lên. Màu tím hiện lên giữa màu xanh, đó là hình ảnh của một vẻ đẹp nổi bật nhưng không rực rỡ, mà nên thơ nhẹ nhàng, hài hoà duyên dáng.
"Ơi! con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời"
Bức tranh xứ Huế vào mùa xuân càng sinh động hơn không chỉ bằng con sông Hương xứ thơ mà còn sinh động bởi những tiếng hót líu lo của loài chim chiền chiên. Tiếng chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời” cũng đủ để cho ta thấy nét đep của xứ Huế ra sao? Một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa sinh động, tràn đầy sức sống:
"Từng giọt long lanh rơi"
Từ “giọt” ở đây chúng ta có thể nghĩ đó là giọt sương, giọt mưa xuân, hay cũng có thể là giọt hạnh phúc. Đây chính là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả và có biết bao nhiêu điều cần mô tả, mà tác giả chỉ cô đọng lại trong từ đơn sơ “giọt long lanh” độc đáo đó:
"Tôi đưa tay tôi hứng"
Hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” làm ta hình dung giọt sương rơi, giọt mưa xuân hay có thể trừu tượng là tác giả hứng được giọt hạnh phúc mà đất nước, nhân dân, hay chính bản thân mình đã gộp phần tạo nên.
Thế đấy, với khổ thơ trên chỉ bằng vài ba nét phác hoạ, cùng với sự chuyển đổi giác quan, tác giả tạo ra một mùa xuân thiên nhiên nơi xứ Huế với một vẻ đẹp thật tao nhã, nên thơ mà giản dị đầm ấm.
Đọc tiếp đoạn thứ hai, ta thấy vẫn vần thơ giản dị nhưng tuyệt vời, tác giả mô tả một mùa xuân Cách mạng của quê hương đất nước:
"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng"
Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của “người cầm súng” với “Lộc giắt đầy quanh lưng”. “Lộc” có nghĩa đen là môt chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ “lộc” biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với “Lộc giắt đầy quanh lưng” khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.
"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ".
Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ “lộc” tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự “trúng mùa” của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.
Trong khổ thơ này, “mùa xuân chiến đấu” đối xứng với “mùa xuân sản xuất”, “người chiến sĩ’ đối xứng với “người lao động sản xuất”, tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:
"Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao"
Câu thơ giản dị, điệp ngữ “tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ “xôn xao” vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.
Tóm lại hai khổ thơ lời ít ý nhiều, tác giả đã diễn tả cảm xúc của mình về một mùa xuân nho nhỏ trên quê hương sau mấy năm giải phóng. Đó là quê hương của xứ Huế mộng mơ đã hòa chung với cuộc sống thanh bình của cả nước.
Đề bài: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ.
Bài làm
Thiên nhiên vạn vật với vẻ đẹp hấp dẫn, phong phú luôn là nguồn đề tài thu hút, khơi nguồn cảm hứng ở các tác giả. Đặc biệt là khoảnh khắc giao mùa, những tâm hồn tinh tế nắm bắt trọn vẹn khoảnh khắc mùa cũ qua đi, mùa mới ghé đến. Bằng tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, Thanh Hải đã nắm bắt chọn vẹn vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế mộng mơ. Nó được thể hiện đặc biệt rõ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Mùa xuân nho nhỏ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Hoàn cảnh đó giúp ta càng hiểu rõ hơn lòng yêu cuộc sống thiết tha của tác giả. Ông vẫn mở rộng mọi giác quan để cảm nhận đầy đủ nhất vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.
Viết về đề tài mùa xuân, không phải là một đề tài hiếm có trong thơ ca. Ta từng biết đến mùa xuân rộn ràng sắc hương trong thơ Nguyễn Bính:
Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi
Từng cô em bé so màu áo
Đối má hồng lên nhí nhảnh cười.
Còn đối với Thanh Hải, ông cảm nhận một mùa xuân rất riêng, rất Huế với sắc tím dìu dàng, đằm thắm:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Thiên nhiên đẹp đẽ, là sự hòa phối hài hòa giữa các màu sắc. Giữa dòng sông xanh là sắc tím biếc của loài hoa lục bình. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh vào sức sống mạnh mẽ, sự trỗi dậy của thiên nhiên. Đồng thời cũng khiến cho sự biến chuyển của sắc hoa thêm rõ nét. Hòa vào khung cảnh yên bình, đậm chất Huế là tiếng chim hót vang trời ngưng đọng thành từng giọt long lanh. Hình ảnh giọt long lanh là một hình ảnh thơ đa nghĩa, vừa có thể hiểu là tiếng chim hót ngưng đọng thành giọt, nhưng cũng có thể hiểu là giọt mưa xuân. Đứng trước khung cảnh ấy, tác giả không khỏi bồi hồi, xúc động. Ông ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên, nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc xuân về:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Đôi tay tác giả đầy nâng niu, trân trọng hứng lại giọt âm thanh, hứng lấy giọt mùa xuân của thiên nhiên. Đồng thời hành động ấy cũng cho thấy sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời của tác giả. Với hoàn cảnh lúc bấy giờ, tác giả đang nằm trên giường bệnh, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, ta lại càng thấy rõ hơn tình yêu quê hương, yêu cuộc sống ở ông.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải dần chuyển sang cảm nhận mùa xuân của đất nước. Đối tượng hướng đến không chỉ dừng lại là các sự vật hiện tượng mà hướng đến những con người gầy dựng lên mùa xuân:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
Mỗi một cặp câu thơ nhắc đến một nhiệm vụ lúc bấy giờ: nhiệm vụ chiến đấu và nhiệm vụ lao động sản xuất. Người cầm súng chính là những chiến sĩ anh dũng, ngày đêm bảo vệ đất nước. Họ mang trên mình những chiếc lộc nguy trang giặc, nhưng đồng thời họ cũng mang cả mùa xuân đất nước trên lưng, chiến đấu và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến là những người ra đồng, họ là những người nông dân cần mẫn, chăm chỉ sản xuất phục vụ kháng chiến, cuộc sống. Hình ảnh lộc trải dài, cho thấy sức sống mạnh mẽ, trải dài của đất nước. Hòa trong không khí chung đó ai cũng hối hả, xôn xao. Tứ thơ như được lan tỏa không khí khẩn trương, rộn ràng. Trong hai câu thơ, Viễn Phương đã sử dụng liên tiếp điệp từ “tất cả”, từ láy hối hả, xôn xao tạo nên nhịp điệu vui tươi, hào hùng, hồi hởi. Cho thấy niềm tự hào sâu sắc của tác giả trước mùa xuân của đất nước.
Trong hai khổ thơ đầu Thanh Hải đã vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, cùng với đó là giọng điệu vui tươi, hào hứng đã vẽ nên vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và sức sống của mùa xuân đất nước. Ta không thấy một Thanh Hải ốm đau, mà là một người nghệ sĩ tràn đầy tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước. Những vần thơ khiến ta càng thêm trân trọng hơn tấm lòng của một người nghệ sĩ lớn, nhân cách lớn.
Đề bài: Phân tích đoạn đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Bài làm
Thơ là cái đẹp muôn đời, cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người. Có lẽ mùa xuân là thời gian hội tụ bao vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam nên thơ xuân mới hay và đậm đà như thế. Ta bâng khuâng một nét xuân trong thơ vua Trần Nhân Tông:
"Song song đôi bướm trắng Phơi phới phấn hoa bay" (Buổi sớm mùa xuân)
Ta cảm một sắc xuân tươi xinh rực rỡ trong thơ của thi hào Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều)
Ta rạo rực dõi nhìn cánh đu bay trong ngày hội xuân của làng quê thân thuộc:
"Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song" (Đánh đu – Hồ Xuân Hương)
Và đây là thơ xuân của Thanh Hải:
"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng"
Có người đã cho rằng: “Đoạn thơ đẹp như bức tranh”. Đó là bức tranh xuân của “Huế đẹp và thơ”, quê mẹ thương yêu của thi sĩ Thanh Hải.
Hai câu thơ đầu là một sắc xuân tươi xinh rực rỡ tắm mát tâm hồn chúng ta. Vần thơ như một tiếng nói thốt lên khi ngạc nhiên chợt thấy một cảnh đẹp mà lòng xôn xao xúc động:
"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc"
Có sông và hoa. Có màu “xanh” của dòng sông làm nền để tô điểm màu “tím biếc” của hoa, bông hoa xuân mới “mọc”, mới nở. Dòng sông hiện hữu trong bài thơ Thanh Hải không phải là con sông chung chung nào, mà người đọc dễ nhận ra, đó là sông Hương “bài thơ trữ tình cố đô Huế” như thi sĩ Tố Hữu tâm sự:
"Hương Giang ơi, dòng sông êm Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình"..
“Bông hoa tím biếc” mọc giữa dòng sông xanh chỉ có thể là hoa súng, hoa lục bình dân dã mà Lê Anh Xuân từng say mê ngắm nhìn sau những năm dài xa cách mới trở về quê nội:
"Hoa lục bình tím cả bờ sông"
Chữ “mọc” nằm đầu câu thơ “Mọc giữa dòng sông xanh ” thể hiện một nét xuân đột hiện, một sức xuân mạnh mẽ xuất hiện xinh đẹp, non tơ, lộng lẫy như một nàng xuân trong sắc áo ” tím biếc ” kiêu sa trên cái nền xanh của dòng sông. Thanh Hải đã sử dụng hai gam màu tươi sáng để vẽ lên một nét xuân đẹp trên bức tranh xuân đẹp.
Ngắm dòng sông, bâng khuâng nhìn hoa xuân đẹp, nhà thơ khẽ reo lên khi bỗng nghe chim hót “vang trời”:
"Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời"
“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi của nhà thơ khi nghe chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót là khúc nhạc đồng quê. Chim chiền chiện làm tổ trên luống cày, nó là người bạn thân thiết của nhà nông. Nghe chiền chiện hót mà mừng vui, chim báo sẽ được mùa: “Chiền chiện hót lúa tốt bời bời “(Tục ngữ). Hai tiếng “hót chi ” rất gợi cảm, là cách nói “dịu ngọt ” của bà con “xứ Huế chúng mình”. Qua đó, ta thấy nét xuân thứ hai được nhà thơ cảm nhận là một nét vui. Qua tiếng chim hót mà ta cảm được cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của đứa con xứ Huế. Một cử chỉ rất tao nhã đáng yêu:
"Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng"
Không hề nói đến nắng mà ta vẫn cảm nhận được ánh hồng bình minh làm long lanh những giọt sương tròn như hòn ngọc bé tí treo trên đầu ngọn cỏ, lá cây. “Từng giọt long lanh rơi” cũng có thể là những chuỗi âm thanh, từng chuỗi tiếng chim chiền chiện từ trời cao vọng đến, “rơi” xuống? Cái cử chỉ “đưa tay… hứng” thể hiện một hồn thơ chan hoà với thiên nhiên, đất trời, tạo vật.
Thơ đích thực là một hữu hình mà mở ra trong lòng người đọc những sắc màu và chân trời bao la. Tiếng chim hót, giọt long lanh trong thơ Thanh Hải cũng vậy, nó mở ra bao thế giới về cảnh sắc ban mai trên đồng quê. Cảnh sắc thân thuộc đáng yêu biết bao:
"Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo trên đầu cỏ Sương rọi càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót"... ("Thăm lúa" - Trần Hữu Thung)
Đoạn thơ ngũ ngôn sáu câu ba mươi chữ của Thanh Hải quả là một bức tranh xuân đẹp và tươi vui. Có bầu trời và dòng sông. Có hoa khoe sắc và chim cất tiếng hót. Có giọt sương mai long lanh. Hình ảnh con người xuất hiện trên bức tranh xuân với cử chỉ tao nhã, ung dung, với tâm hồn trong sáng, lạc quan yêu đời và giàu tình yêu thiên nhiên.
“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ xuân kiệt tác của Thanh Hải. Ông viết bài thơ này vào tháng 11 năm 1980, một tháng trước lúc ông qua đời. Có thể nói, đoạn thơ trên đây là khát vọng mùa xuân muôn đời.