- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích văn bản nhật dụng “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G.G.Mác-két)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương, từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong ” Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm “Vũ Trung tùy bút”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hồi thứ mười bốn” trích “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn) của Ngô Gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về “Ngô Gia văn phái” và “Hoàng lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt kiệt tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Qua các đoạn trích trong sách “Ngữ Văn 9” (Tập 1) và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyện Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du được thể hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong sách Ngữ Văn 9 Tập 1.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà và phẩm chất tài hoa của Thúy Kiều qua đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích 8 câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ về) nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ “Kiều gặp Kim Trọng” trích trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ của em về) nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ “Kiều gặp Từ Hải” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Một trong những giá trị lớn nhất của “Truyện Kiều” là tinh thần nhân đạo cao đẹp. Em hãy phân tích một số câu thơ Kiều, đoạn thơ Kiều để làm sáng tỏ nhận xét ấy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Bình luận câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảnh chia tay giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy, được đại thi hào Nguyễn Du viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: “Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ”. Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Những điều trông thấy” (Sở kiến hành) của Nguyễn Du để nói lên cảm nhận của em về tấm lòng nhà thơ trước hai cảnh đời ngang trái
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều và một số bài thơ của Hồ Xuân Hương nhằm làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên làm nổi bật bút pháp miêu tả của chân dung nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích cảnh ngày xuân truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trích “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một số nét về Nguyễn Đình Chiểu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong truyện “Lục Vân Tiên” Nguyễn Đình Chiểu viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng'” (Hoài Thanh). Đạo quân chính nghĩa ấy gồm những ai? Hãy kể lại một hai cuộc giao tranh giữa cái thiện và ác được miêu tả trong tác phẩm và phân tích những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nói về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của Ông.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí trong tác phẩm cùng tên của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Huy Cận, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ “Bếp lửa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lung mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Thành Long, về xuất xứ và chủ đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng, về xuất xứ, chủ đề truyện “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hay phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Lỗ Tấn.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Nga M. Go-rơ-ki
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Những đứa trẻ” (trích “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích, nêu cảm nghĩ về “Những đứa trẻ” (trích truyện “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về nhà thơ ngụ ngôn tài ba nước Pháp La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Lão nông và các con” của La Phông-ten
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Chế Lan Viên, về xuất xứ, chủ đề bài thơ “Con cò”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Cảnh ngày xuân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Thanh Hải, về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Viễn Phương, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu vài nét về Hữu Thỉnh, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Chiều sông Thương”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận vẻ đẹp “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu xuất xứ, chủ đề bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Ta-go đại thi hào của nhân dân Ấn Độ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận và phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của đại thi hào Ta-go qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Minh Châu, về xuất xứ và chủ đề truyện “Bến quê”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu về xuất xứ, chủ đề truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Rô-bin-xơn Cru-xô: Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn “Rô –bin-xơn ngoài hoang đảo” (“Rô-bin-sơn Cru-xô” của nhà văn Đi-phô)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Xi-mông
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phi-líp trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông” nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về “Tiếng gọi nơi hoang dã”: Tác giả và tác phẩm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hồi bốn vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về Cảnh 3 trích trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ
Đề bài: Phân tích văn bản nhật dụng “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
Bài làm
Việt Nam đang trên đà phát triển, hòa cũng với xu thế hội nhập toàn cầu trên thế giới. Vì thế, một vấn đề cấp bách đặt ra là làm thế nào để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn mình nhân loại thế giới mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc, hòa nhập nhưng không được hòa tan. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn tới việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa quốc gia. Nhận thức được điều đó, Lê Anh Trà đã có bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết có trích đoạn “Phong cách Hồ Chí Minh” rất là tiêu biểu, độc đáo, tác giả đã chỉ ra những vẻ đẹp về phong cách của Người. Và Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, giúp cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được những bài học nhận thức đúng đắn về việc kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Chí Minh không những là một nhà yêu nước cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa trên thế giới. Tạp chí “Time” đã xếp Người vào danh sách là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX. Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà không chỉ mang ý nghĩa thời sự trong tình hình hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài tới tương lai phía trước. Bởi việc học tập và làm theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và cần phải duy trì thực hiện thường xuyên đối với mọi thế hệ của người Việt.
Trước hết là cơ sở hình thành phong cách Hồ Chí Minh trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. Trên con đường hoạt động cách mạng, trải qua bao nhiêu năm bôn ba trên khắp các châu lục từ châu Á sang châu Âu, từ châu Phi sang châu Mĩ, đã giúp cho Hồ Chí Minh có một sự hiểu biết sâu rộng mọi nền văn hóa trên thế giới. Để có được điều đó, Người đã ra sức học các tiếng ngoại ngữ nước ngoài “viết và nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…Người luôn chủ động học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật ở mọi lúc mọi nơi đến một mức khá là uyên thâm. Người sẵn sàng tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của mọi nền văn hóa nhưng cũng luôn quan sát phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực của Chủ nghĩa tư bản; luôn biết cân bằng hài hòa sự “ảnh hưởng quốc tế đó …với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được…” để tạo nên một phong cách “rất Việt Nam, rất Phương Đông… rất mới, rất hiện đại”. Như vậy, chúng ta thấy, Hồ Chí Minh là một con người rất bản lĩnh, giàu nghị lực, có tầm nhìn sâu xa và có một phong cách rất giàu giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc: sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại. Từ đó, tạo nên một phong cách độc đáo ở con người HCM.
Từ việc chỉ ra cơ sở để hình thành nên Phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đi vào những biểu hiện cụ thể về nét đẹp trong phong cách HCM qua lối sống: giản dị và thanh cao. Mặc dù lúc này, Người đã trở thành một vị chủ tịch nước vĩ đại, cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Người vẫn hiện lên với một lối sống vô cùng giản dị. Nơi ở và làm việc của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm thành “cung điện” của mình, chỉ có vẻn vẹn vài phòng như: phòng tiếp khách, phòng họp Bộ chính trị và phòng làm việc và ngủ. Trang phục của Bác đơn giản chỉ là bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm. Những món ăn hằng ngày đạm bạc của dân tộc không chút cầu kì như cá kho, râu luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Đây không phải là một lối sống khắc khổ, tự thần thánh hóa hay tự làm cho khác người mà là một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao của một con người trí thức với một quan niệm sống tích cực: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, thanh cao.
Phần cuối của trích đoạn, tác giả đưa ra sự liên hệ dẫn chứng giữa Bác với các bậc hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có tác dụng như một thủ pháp đòn bẩy, khẳng định lại một cách mạnh mẽ lối sống giản dị của Bác là một lối sống đẹp, rất thanh cao, trong sáng; là cách để Người di dưỡng tâm hồn và thể xác. Từ đó, gợi lên sự gần gũi và truyền thống giữa người xưa và nay, giữa Bác và các bậc hiền triết, làm tôn thêm phần cao quí ở Người.
Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác, đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.
Đề bài: Phân tích bài phong cách Hồ Chí Minh
Bài làm
Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.
Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.
Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911 Bác dời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chú, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc, Bác lọc những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình. Tinh hoa văn hóa nhân loại, “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc của Người lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam. Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại đơn sơ, mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của bác cũng hết sức ít ỏi: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có. Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào, hải vị, không có những món cầu kì, đắt tiền mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”
Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa, nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.
Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điểu khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiểu biểu: cái nhà, lối sống, … Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
Đề bài: Phân tích “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà)
Bài làm
Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.
Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người “đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người “đã ghé lại” nhiều hải cảng, “đã thăm “các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người “đã sống dài ngày” ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh… Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể, Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi." (Người đi tìm hình của nước)
Người “nói và viết thạo” nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga… Không phải là lắm tiền đi du lịch… mà trái lại cuộc đời Người “đầy truân chuyên”, Người “đã làm nhiều nghề”, và đặc biệt là “đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và “đã nhào nặn” tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.
Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái “cung điện “của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc “rất mộc mạc, đơn sơ”. Trang phục của Người “hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp “thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh “rất đạm bạc”: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…, đó là “những món ăn dân tộc không chút cầu kì”. Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.
Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiển…, rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Lê Anh Trà “bất giác nghĩ đến”, liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là “lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca “Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người”.
Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách HỒ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.