- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích văn bản nhật dụng “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” (G.G.Mác-két)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương, từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong ” Chuyện người con gái Nam Xương”, trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Dữ và “Truyền kì mạn lục”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Phạm Đình Hổ và tác phẩm “Vũ Trung tùy bút”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hồi thứ mười bốn” trích “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích “Hoàng Lê nhất thống chí” (Hồi thứ mười bốn) của Ngô Gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về “Ngô Gia văn phái” và “Hoàng lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ qua Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt kiệt tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Qua các đoạn trích trong sách “Ngữ Văn 9” (Tập 1) và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyện Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du được thể hiện ở đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trong sách Ngữ Văn 9 Tập 1.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà và phẩm chất tài hoa của Thúy Kiều qua đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích 8 câu cuối trong đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ về) nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ “Kiều gặp Kim Trọng” trích trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích (hoặc nêu cảm nghĩ của em về) nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ “Kiều gặp Từ Hải” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Một trong những giá trị lớn nhất của “Truyện Kiều” là tinh thần nhân đạo cao đẹp. Em hãy phân tích một số câu thơ Kiều, đoạn thơ Kiều để làm sáng tỏ nhận xét ấy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Bình luận câu thơ “Đau đớn thay phận đàn bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảnh chia tay giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” trong hội Đạp thanh chiều xuân ấy, được đại thi hào Nguyễn Du viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: “Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ”. Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ trong Truyện Kiều.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Những điều trông thấy” (Sở kiến hành) của Nguyễn Du để nói lên cảm nhận của em về tấm lòng nhà thơ trước hai cảnh đời ngang trái
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều và một số bài thơ của Hồ Xuân Hương nhằm làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong đoạn trích cùng tên làm nổi bật bút pháp miêu tả của chân dung nhân vật của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích cảnh ngày xuân truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bốn câu thơ đầu đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận của em về bức tranh “Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích (“Truyện Kiều”), Nguyễn Du có tả bốn bức tranh Kiều “buồn trông” rất hay. Em hãy phân tích cái hay đó.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ “Mã Giám Sinh mua Kiều”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” trích “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một số nét về Nguyễn Đình Chiểu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Trong truyện “Lục Vân Tiên” Nguyễn Đình Chiểu viết:
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Truyện Lục Vân Tiên phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội phong kiến suy tàn. Có thể nói là Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận “cả một đạo quân bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng'” (Hoài Thanh). Đạo quân chính nghĩa ấy gồm những ai? Hãy kể lại một hai cuộc giao tranh giữa cái thiện và ác được miêu tả trong tác phẩm và phân tích những điều cơ bản Nguyễn Đình Chiểu muốn nói về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong tác phẩm nổi tiếng này của Ông.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí trong tác phẩm cùng tên của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Vẻ đẹp tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng những chiếc xe không kính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Huy Cận, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối trong bài thơ “Bếp lửa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình tượng người bà trong bài Bếp lửa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lung mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hình ảnh ánh trăng trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Duy.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Làng của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Làng”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Làng” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Thành Long, về xuất xứ và chủ đề truyện “Lặng lẽ Sa Pa”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Hãy tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng, về xuất xứ, chủ đề truyện “Chiếc lược ngà”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích hay phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Lỗ Tấn.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về văn hào Nga M. Go-rơ-ki
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Tóm tắt truyện “Những đứa trẻ” (trích “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 1: Phân tích, nêu cảm nghĩ về “Những đứa trẻ” (trích truyện “Thời thơ ấu”) của M. Go-rơ-ki.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về nhà thơ ngụ ngôn tài ba nước Pháp La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (1621-1695)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Lão nông và các con” của La Phông-ten
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Chế Lan Viên, về xuất xứ, chủ đề bài thơ “Con cò”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Cảnh ngày xuân
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Thanh Hải, về xuất xứ và chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Viễn Phương, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu Thỉnh qua bài thơ Sang thu
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu vài nét về Hữu Thỉnh, xuất xứ, chủ đề bài thơ “Chiều sông Thương”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hai khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận vẻ đẹp “người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tình cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu xuất xứ, chủ đề bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Ta-go đại thi hào của nhân dân Ấn Độ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận và phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của đại thi hào Ta-go qua bản dịch của Nguyễn Đình Thi.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Minh Châu, về xuất xứ và chủ đề truyện “Bến quê”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu về xuất xứ, chủ đề truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu về Rô-bin-xơn Cru-xô: Tác giả, tác phẩm, ý nghĩa
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn “Rô –bin-xơn ngoài hoang đảo” (“Rô-bin-sơn Cru-xô” của nhà văn Đi-phô)
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Hãy giới thiệu một vài nét về nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Xi-mông
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích nhân vật Phi-líp trong truyện ngắn “Bố của Xi-mông” nhà văn Mô-pa-xăng
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về “Tiếng gọi nơi hoang dã”: Tác giả và tác phẩm
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hoặc nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc “Con chó Bấc” trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của G.Lân-đơn
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Phân tích hồi bốn vở kịch “Bắc Sơn”
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 9 Tập 2: Cảm nhận của em về Cảnh 3 trích trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ
Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Bài làm
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu, nổi tiếng trong phong trào thơ Mới cả trước và sau cách mạng. Hòa cùng với không khí của ngày hội dân tộc, Huy Cận như tận mắt chứng kiến sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân sau khi hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc. Vì thế, hồn thơ Huy Cận bỗng nảy nở trở lại sau bao năm không cầm bút. Và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (1958) được ra đời như một định mệnh. Bài thơ là bài ca lao động, ca khúc khải hoàn về sự đổi thay của cuộc sống nhân dân, sau bao năm lửa đạn đau thương dưới sự xâm lược của thực dân. Đọc xong bài thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được tinh thần khỏe khoắn, lao động hăng say của những người ngư dân miền biển, mà bài thơ còn sáng lên vẻ đẹp lấp lánh của một bức tranh thiên vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa lung linh huyền ảo và rực rỡ tươi sáng của biển trời bao la.
Trước hết, mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên trên biển vào lúc buổi chiều hoàng hôn buông xuống thật huy hoàng, tráng lệ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Hình ảnh “mặt trời” được nhân hóa (xuống biển) và so sánh (như hòn lửa) trở nên sống động, huy hoàng, gần gũi và ấm áp. Đó là tín hiệu của sự vận động, chảy trôi của thời gian, báo hiệu thời khắc của ngày tàn đêm đến. “Sóng” và “đêm” cũng được nhân hóa với hành động “cài then” , “sập cửa”. Vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn đang vào đêm với động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêm như là tấm cửa khổng lồ đã sập xuống, còn những con sóng lượn là cái then cài. Thiên nhiên như dọn dẹp để nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động. Cảnh thật đẹp, diễm lệ, xuất phát từ cảm hứng vũ trụ mạnh mẽ, có phần thi vị lãng mạn hóa.
Theo nhịp bước vận động của thời gian, của một chuyến hành trình tiến ra khơi xa của đoàn thuyền đánh cá, mọi vẻ đẹp và sự giàu có trù phú của biển cả như dần hiện hình, nổi sắc dưới ống kính quay chậm của nhà thơ. Các loài cá biển được liệt kê ra như biểu trưng cho sự giàu đẹp của biển Đông mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Những đàn cá thu được so sánh “như thoi đưa”, có tác dụng diễn tả cá ở biển Đông thật nhiều, thật đông và bơi nhanh như thoi đưa vậy. Và chính các loài cá tôm, thủy sản ở dưới biển ấy, đã làm nên những “luồng sáng”, sự sống của biển cả thiên nhiên. Và sau khi đã đưa chiếc thuyền tiến ra khơi xa, quăng lưới bủa vây đánh bắt cá thì tất cả cảnh đẹp giàu có và hết sức thơ mộng của biển cả như thu lại vào trong tầm mắt của người ngư dân trên khoang thuyền:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa: nước Hạ Long.
Nhà thơ như nhập thân vào những người ngư dân trên biển cả mà cảm nhận tất cả vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên. Biển đẹp và giàu có đã tô điểm cho sức sống của biển cả và làm cho bức tranh lao động thêm rực rỡ, tươi vui. Nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song có tác dụng thể hiện sự giàu có của biển cả. Biển cả rất phong phú thủy hải sản, toàn loài cá hiếm, cá ngon ( chim, thu, nhụ, đé là tứ quí của biển Đông) đang đợi con người tới đánh bắt. Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp, rất thơ mộng. Điều đó được tạo nên bởi sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với sắc màu của các loài cá trên biển: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Những con cá song hiện lên như những ngọn đuốc đen hồng đang bơi trong luồng nước dưới ánh trăng đêm. Những đàn cá tung tăng, bơi lội quẫy đuôi làm cho ánh trăng in xuống mặt nước như bị tan ra thành biển trăng “vàng chóe”. . Câu thơ cuối qua phép nhân hóa, khiến cho thấy vũ trụ hiện lên như một người khổng lồ, biển cả như một cái lồng ngực đang phập phồng những hơi thở đều đặn. Những ánh sao đêm in xuống mặt nước, thủy chiều xô bóng sao dưới mặt nước mà tạo thành sao lùa nước Hạ Long. Và trong hình dung của nhà thơ, ấy chính là tiểng thở của đêm, của biển cả thiên nhiên sóng nước. Không gian biển cả chao nghiêng vừa như thực, vừa như hư, đậm chất lãng mạn bay bổng.
Và chính sự giàu đẹp của biển đã đem lại cho những nguời ngư dân vùng chài một mùa lao động bội thu:
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Hình ảnh người lao động kéo lưới “xoăn tay” là một nét vẽ tạo hình đầy góc cạnh, không chỉ cho thấy vẻ đẹp gân guốc, cường tráng mạnh mẽ của những bắp thịp trên cánh tay các chàng thanh niên khỏe mạnh mà còn cho thấy sức nặng như “ngàn cân” của những chùm cá nặng trĩu, đầy ắp. Ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá: “bạc”, “vàng” có tác dụng tô đậm thêm sự giàu có và quí giá “rừng vàng biển bạc” của biển cả mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vì thế, con người như càng thấm thía biết ơn trước biển cả quê hương:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Nghệ thuật so sánh và nhân hóa vừa cho thấy được tình cảm bao la, vĩ đại, cao cả của người mẹ biển cả tự nhiên; lại vừa bộc lộ niềm biết ơn sâu sắc của con người ngư dân đối với người mẹ thiên nhiên, vũ trụ.
Cuối cùng, vẻ đẹp thiên nhiên biển cả hiện lên lung linh, rực rỡ, chan hòa ánh sáng trong buổi sớm bình minh, cùng với đoàn thuyển đánh cá thắng lợi trở về:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Kết cấu vòng tròn đã tạo nên sự tuần hoàn của vũ trụ. Hình ảnh mặt trời ở khổ đầu đã mở ra tứ thơ và khép lại ở khố cuối, diễn tả một chu trình hoạt động của một đêm đánh cá trên biển của người ngư dân vùng chài. Mặt trời với ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như điểm tô cho thành quả lao động của con người thêm rực rỡ, huy hoàng. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh hào quang. Đồng thời, ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp muôn nơi trên biển cả đại dương mênh mông bát ngát ấy, không chỉ dừng lại ở việc khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới sau bao nhiêu năm đọa đầy dưới làn bom, mũi súng của kẻ thù thực dân.
Tóm lại, qua vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên vùng biển, chúng ta thấy được khả năng quan sát, miêu tả cảnh vật thiên nhiên thật sinh động, tỉ mỉ, kĩ càng của nhà thơ; đồng thời cho thấy tưởng tượng bay bổng, phong phú cùng cảm hứng vũ trụ thật mãnh liệt của Huy Cận. Từ đó, làm cho bức tranh thiên nhiên như một bức tranh sơn mài đẹp, rực rỡ, cuốn hút lạ thường, góp phần làm tôn nên vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, tươi vui, tràn đầy sức sống. Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, niềm rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu cuộc sống, yêu con người của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng.
Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
Bài làm
Sau cách mạng hồn thơ Huy Cận đã có những bước chuyển mình mới, ông tìm thấy ánh sáng, con đường, lí tưởng cho mình. Huy Cận trở nên hăm hở hăng hái, vì thế những vần thơ cũng trở nên tươi sáng, tràn ngập tình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên đất nước. Trong chuyến đi thực tế Quảng Ninh ông đã sáng tác tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá, không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp con người mà qua đó còn làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của quê hương, đất nước.
Thiên nhiên được miêu tả theo trình tự vận động từ hoàng hôn đến minh bình với khung cảnh có sự biến đổi linh hoạt. Cảnh tưởng như ngưng vận động sau một ngày dài, nhưng thực tế lại liên tục vận động, khung cảnh thiên nhiên vì thế mà ngập tràn sức sống.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời dần dần lặn vào đại dương, hình ảnh đó được Huy Cận tái hiện hết sức huy hoàng :
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.”
Thật khéo léo, tài tình tác giả đã kết hợp những hình ảnh cụ thể như mặt trời, sóng, biển với biện pháp so sánh, nhân hóa để tạo nên một bức tranh hoàng hôn tuyệt mĩ. Mặt trời được ví như hòn lửa khổng lồ đang từ từ xuống biển, chìm vào màn đêm yên tĩnh. Sóng và biển được nhân hóa như những sinh thể, để đánh dấu sự nghỉ ngơi thực sự của mặt trời. Nhưng ở đây chỉ có mặt trời đi ngủ, còn tất cả các sự vật khác lại như bừng thức :
“Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.”
Bút pháp tả thực kết hợp với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những con cá thu được ví như những đoàn thoi, với tốc độ bơi vun vút, dệt lên tấm vải khổng lồ giữa biển cả, khiến cả không gian bừng lên muôn luồng sáng, đó là luồng sáng của sự phong phú, giàu có. Sự giàu có ấy tiếp tục được tác giả liệt kê ở khổ thơ tiếp theo, đến đây không chỉ có các bạc, cá thu mà còn có muôn ngàn loài cá khác : cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… Với hình thức liệt kê, ông đã khẳng định và ngợi ca tài nguyên phong phú, dồi dào của đất nước ta. Đặc biệt trong khổ thơ thứ tứ, Huy Cận đã sử dụng những nét bút hết sức tài hoa, vẽ lên bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Bức tranh ấy được sáng tạo trên cơ sở của trí tưởng tượng, sự liên tưởng bay bổng, mơ mộng nhưng đồng thời vẫn có cơ sở hiện thực. Trên nền cảnh của không gian đêm tối, với ánh trăng trên cao rọi chiếu khiến cho cảnh vật trở nên huyền bí, mờ ảo. Trong không gian ấy, mọi sự vận động của thiên nhiên đều trở nên lấp lánh, phát ra thứ ánh sáng diệu kì: chiếc đuôi của cá song lấp lánh đuốc đen hồng, với hành động cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn. Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Thiên nhiên trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành, bởi vậy, ngay sau đó, tiếng thơ tha thiết như một lời cảm ơn chân thành của đứa con với bà mẹ biển cả: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Thời gian có sự vận động không ngừng, mặt trời sau một đêm dài nghỉ ngơi, đã dần dần lóe rạng đông. Câu thơ: Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi, cho thấy nếu vẻ đẹp hoàng hôn rực rỡ bao nhiêu thì vẻ đẹp của nó khi bình minh lại huy hòang bấy nhiêu. Màu mới ở đây là màu gì? Có thể hiểu màu mới là màu nắng lúc bình minh, màu nắng lúc ấy bao giờ cũng rực rỡ, đẹp đẽ hơn, nó mang vẻ đẹp của sự khởi đầu, khơi nguồn sự sống. Hình ảnh đẹp đẽ nhất, thể hiện rõ nhất bút pháp lãng mạn của Huy Cận là câu thơ cuối cùng: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Hình ảnh hoán dụ mắt cá cho người đọc liên tưởng dường như con muôn vàn mắt cá được phản chiếu dưới ánh nắng mặt trời, khiến nó trở nên lung linh, huy hoàng hơn. Câu thơ vừa tả được cái rực rỡ của ngày mới sang, vừa tả được sự trù phú, giàu có của biển cả. Đây quả là một câu thơ hay, xuất sắc thể hiện được tài năng nghệ thuật và trường liên tưởng độc đáo của Huy Cận.
Bức tranh thiên nhiên biển cả được tạo nên từ trường liên tưởng độc đáo, cùng bút pháp khoa trương, phóng đại. Với việc ông vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ (mặt trời như hòn lửa, cá như đoàn thoi, mắt cá,…) đã tái hiện trước mắt chúng ta bức tranh thien nhiên đẹp đẽ, tràn đầy sự sống, một thiên nhiên giàu có và trù phú.
Qua bức tranh thiên nhiên, ta thấy được tài năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú, tài hoa của Huy Cận. Không chỉ vậy còn thấy được vẻ đẹp trù phú của quê hương đất nước. Đó là sự hồi sinh của thiên nhiên sau bao năm ghánh chịu nỗi đau chiến tranh. Thiên nhiên cũng như con người mỗi ngày lại hồi sinh, làm giàu cho tổ quốc. Tác phẩm là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.