Đề bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương

Bài làm

A. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả , tác phẩm :Quê hương là bài tiếng nổi tiếng của nhà thơ Tế Hanh

– Khái quát nội dung tác phẩm: bài thơ thể hiện tình quê hương sâu đậm của tác giả – một người con xa quê.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Bức tranh làng quê miền biển và cảnh lao động của người dân chài

* Bức tranh làng quê miền biển:

+ Lời giới thiệu: “vốn làm nghề chài lưới” ⇒ làng nghề đánh cá truyền thống

+ Vị trí: sát ngay bờ biển, “nước bao vây”

⇒ Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, không rườm rà, hoa mỹ.

* Cảnh lao động của người dân làng chài:

– Cảnh đánh bắt cá trên biển:

+ Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi.

+ Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”

+ Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.

⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.

– Cảnh con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển

+ Người dân: tấp nập, hớn hở với thành quả của 1 ngày đánh bắt

+ Hình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng” , thân hình “nồng thở vị xa xăm” ⇒ khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” – vị của biển khơi, của muối, của gió biển – đặc trưng cho người dân chài.

+ Hình ảnh con thuyền: động từ nhân hóa “mỏi”, “nằm”, “nghe”,… con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi.

⇒ Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài.

Luận điểm 2: Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương của mình

– Liệt kê một loạt các hình ảnh của làng quê: “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồn vôi”, “con thuyền rẽ song”,… thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.

– Câu thơ cuối: “mùi nồng mặn” – mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người ⇒ hương vị đặc trưng của quê hương miền biển. Câu cảm thán như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

– Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên.

– Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo.

– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giọng điệu nhẹ nhàng, da diết.

C. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị : Với những đặc sắc nghệ thuật bài thơ “Quê hương” không chỉ là thành công lớn trong sự nghiệp thơ Tế Hanh mà còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi lòng sâu sắc, cảm động của tác giả đối với quê hương của mình.

– Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanh và cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương.