- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học – Thanh Tịnh
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn “Tôi đi học”
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình ảnh so sánh trong bài “Tôi đi học”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về truyện ngắn “Tôi đi học”
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận nhân vật tôi trong tác phẩm “Tôi đi học”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Hồng trong truyện ngắn Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Hồng trong truyện ngắn Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bà mẹ và bé Hồng trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, em hãy chứng minh nhận định: “Hồi kí của Nguyên Hồng không phải là những trang ghi chép một cách giản đơn, khô khan những sự việc đã qua. Ông viết hồi ký theo cách thức của một nhà văn với một rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Con có thương thầy thương u” (“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) để làm rõ tấm lòng thương con qua diễn biến tâm lí của chị.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, trích “Tắt đèn” Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu qua Tức nước vỡ bờ: chị Dậu có thể nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua chương “Tức nước vỡ bở” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu: chị Dậu có thể nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: Chị Dậu có thể nhẫn nhịn chịu đựng nhưng khi bị đẩy đến bước đường cùng thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai chế độ thực dân, phong kiến qua chương XVIII “Tức nuớc vỡ bờ” trích từ tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Hãy phân tích hai nhân vật cha và con trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương. ” (Nam Cao – Lão Hạc). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương. ” (Nam Cao – Lão Hạc). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Cảm nghĩ truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen (Bài 2)
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Đôn Ki-hô-tê là một người có lí tưởng, muốn thực hiện những điều công lí chính nghĩa, trừng phạt kẻ độc ác, xóa bỏ việc bất công.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Tại sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Em hãy phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tại sao “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Hai cây phong
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về tác phẩm “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nghĩ về bài “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Bài toán dân số” của Thái An.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Vấn đề dân số được thể hiện như thế nào qua “Bài toán dân số” của Thái An.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua bộ phận thơ văn yêu nuớc đã học từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, em hãy chứng minh khí phách anh hùng, ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước thiết tha của các tác giả trong giai đoạn này.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua bộ phận thơ văn yêu nuớc đã học từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, em hãy chứng minh khí phách anh hùng, ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước thiết tha của các tác giả trong giai đoạn này.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cái ngông của Tản Đà qua bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Nhớ rừng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Hãy phân tích tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú qua bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tâm trạng con hổ trong bài Nhớ rừng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” để làm rõ niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Khi con tu hú – Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Bức tranh thiên nhiên trong “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Chứng minh “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước giặc ngoại xâm.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Làm sáng tỏ nhận định: “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Chứng minh đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của nước Đại Việt.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Bàn luận về phép học.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tội ác của thực dân qua bài Thuế máu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Thuế máu
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du của Ru-xô.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Đi bộ ngao du
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích đoạn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
Bài làm 1
Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá “thiên tạo” ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có ,cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ.Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nạm giành thắng lợi vẻ vang.
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
Bài làm
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, “thú lâm tuyền” khoáng đạt, tươi sáng của Bác.
Bài thơ đã đồng hành cùng thời gian, vượt qua hành trình hơn 70 mùa xuân. Giờ đây bài thơ như một chứng tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Qua đó, còn cho chúng ta thấy phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan cách mạng của người chiến sỹ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh về những năm tháng hoạt động bí mật, đầy gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Trong cuộc sống đầy gian khổ ấy, tinh thần là một thứ vô cùng quan trọng. Thú lâm tuyền là cách chơi vui thú,tao nhã của Bác trong rừng xanh núi đỏ,lâm tuyền là rừng núi và khe suối nước chảy ,thú vui của Bác là yêu thiên nhiên ,yêu rừng Pắc Bó,cỏ cây hoa lá chim muông và cả cái tiếng nước róc rách dưới khe cũng nên thơ hữu tình trong thơ tức cảnh của Người.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng"
Ngay ở những câu thơ đầu Bác đã mở ra trước mắt người đọc một nếp sống sinh hoạt rất đều đặn, nhịp nhàng nhưng một đặc điểm là tất cả đều gắn liền với thiên nhiên. Chúng ta đã thấy được một bức tranh thiên nhiên sinh động . cuộc sống thường ngày của Bác ở nơi núi rừng thiếu thốn trăm bề , Bác chỉ ăn những thứ sẵn có của núi rừng :cháo bẹ , rau măng .Dù khó khăn là vậy nhưng Bác vẫn luôn hài lòng, chấp nhận, sẵn sàng vượt lên khó khăn trắc trở. Khó khăn gian khổ tới đâu cũng không bao giờ có thể làm nhụt đi tinh thần ý trí của Bác cũng như của cả dân tộc ta.
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cánh mạng thật là sang"
Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. “Thú lâm tuyền” của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.
Bài thơ với cách viết hóm hỉnh, nghệ thuật đối từ bài thơ Tức cảnh Pác Pó đã cho chúng ta thấy được thú lâm tuyền của Bác thật khoáng đạt, đó là tinh thần lạc quan, tình yêu nước sâu nặng và sự căm thù giặc, tất cả đều chứa đựng trong người Bác. Bác vĩ đại, về tất cả mọi mặt.
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Bài làm
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua biết bao bôn ba sóng gió. Nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, trải qua nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng, cho đến tận năm 1941 Bác mới trở về Việt Nam tiếp tục hoạt động cách mạng. Cuộc sống ở Pác Bó, Cao Bằng lúc bấy giờ còn hết sức thiếu thốn, nhưng đã được con mắt luôn lạc quan, ung dung của Bác ghi lại hết sức hóm hỉnh trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Bài thơ không chỉ cho thấy quá trình hoạt động cách mạng của Bác mà còn phản ánh cuộc sống trong những thời gian đầu trở về nước hết sức khó khăn, gian khổ. Mở đầu bài thơ là bối cảnh nơi bác ở:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cấu trúc câu sáng ra, tối vào cho thấy nhịp điệu sinh hoạt hết sức đều đặn của Bác. Nhưng sau đó còn hé lộ cuộc sống thiếu thốn, phải sống nơi rừng sâu, nơi hang, nơi suối. Mặc dù hoàn cảnh sống khó khăn là vậy, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất ung dung, làm chủ cuộc sống của mình, ngày cơm vẫn ba bữa: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” . Ba chữ vẫn sẵn sàng đem đến những cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu là cháo bẹ rau măng , những thức ăn rừng núi luôn sẵn sàng, phục vụ cho cuộc sống con người. Nhưng đằng sau đó là nụ cười, là tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh sống gian khổ. Điều này không chỉ được thể hiện riêng trong tác phẩm này, mà ở một bài thơ khác, Ngươi cũng nhắc lại ý thơ tương tự:
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say
(Cảnh rừng Việt Bắc)
Đó chính là tâm hồn của người chiến sĩ hóm hỉnh, yêu đời. Vượt lên trên hoàn cảnh đến sống cuộc đời an nhiên, phục vụ cống hiến cho đất nước. Đồng thời ba chữ vẫn sẵn sàng cũng có thể hiểu tuy hoàn cảnh sống, chiến đấu có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng tinh thần cách mạng không hề thuyên giảm, vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Không lánh đời, nhận lấy cái an nhàn vào mình, Bác sẵn sàng xông pha vào những nơi nguy hiểm, sẵn sàng lao mình vào cuộc sống khó khăn để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Bởi vậy, hoàn cảnh sống thiếu thốn, khó khăn kia đâu có nghĩa lí gì, Bác vẫn hàng ngày dịch sử Đảng phục vụ cho cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Bàn đá chông chênh vừa gợi lên cái thế chênh vênh, khó khăn chồng chất nhưng đồng thời cũng bộc lộ khí phách kiên cường của Người. Câu thơ cuối cùng có thể coi là điểm sáng của toàn bài: sang ở đây là sang trọng, cao sang. Cho thấy Bác vượt lên trên hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt để sống một cuộc đời thật sang. Qua đó cho thấy tinh thần ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của cuộc cách mạng dân tộc.
Tức cảnh Pác Bó sử dụng lớp ngôn ngữ hết sức dung dị, gần gũi, thân thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhưng qua những vần thơ đó cũng đả đủ để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Người. Bác – một con người giản dị, mộc mạc nhưng lại có một ý chí sắt đá, kiên cường, lí tưởng sống cao đẹp cả đời cống hiến cho nhân dân, đất nước.