- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Tôi đi học – Thanh Tịnh
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích tâm trạng nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Tôi đi học
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn “Tôi đi học”
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình ảnh so sánh trong bài “Tôi đi học”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về truyện ngắn “Tôi đi học”
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận nhân vật tôi trong tác phẩm “Tôi đi học”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Hồng trong truyện ngắn Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Hồng trong truyện ngắn Trong lòng mẹ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bà mẹ và bé Hồng trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, em hãy chứng minh nhận định: “Hồi kí của Nguyên Hồng không phải là những trang ghi chép một cách giản đơn, khô khan những sự việc đã qua. Ông viết hồi ký theo cách thức của một nhà văn với một rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật bà cô trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Con có thương thầy thương u” (“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) để làm rõ tấm lòng thương con qua diễn biến tâm lí của chị.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, trích “Tắt đèn” Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu qua Tức nước vỡ bờ: chị Dậu có thể nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua chương “Tức nước vỡ bở” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu: chị Dậu có thể nhẫn nhục chịu đựng nhưng khi đã bị đẩy tới chân tường thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: Chị Dậu có thể nhẫn nhịn chịu đựng nhưng khi bị đẩy đến bước đường cùng thì cũng biết vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật vợ chồng Nghị Quế trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai chế độ thực dân, phong kiến qua chương XVIII “Tức nuớc vỡ bờ” trích từ tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Hãy phân tích hai nhân vật cha và con trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương. ” (Nam Cao – Lão Hạc). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là nhũng người đáng thương. ” (Nam Cao – Lão Hạc). Hãy chứng minh nhận xét này qua các nhân vật trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Cảm nghĩ truyện ngắn Cô bé bán diêm
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nghĩ về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen (Bài 2)
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong Đánh nhau với cối xay gió
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Đôn Ki-hô-tê là một người có lí tưởng, muốn thực hiện những điều công lí chính nghĩa, trừng phạt kẻ độc ác, xóa bỏ việc bất công.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Dàn ý Tại sao chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Em hãy phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận của em về truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Ý nghĩa hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tại sao “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích đoạn trích Hai cây phong
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về tác phẩm “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích tác phẩm “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nghĩ về bài “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài “Bài toán dân số” của Thái An.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Vấn đề dân số được thể hiện như thế nào qua “Bài toán dân số” của Thái An.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua bộ phận thơ văn yêu nuớc đã học từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, em hãy chứng minh khí phách anh hùng, ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước thiết tha của các tác giả trong giai đoạn này.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Qua bộ phận thơ văn yêu nuớc đã học từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, em hãy chứng minh khí phách anh hùng, ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước thiết tha của các tác giả trong giai đoạn này.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cái ngông của Tản Đà qua bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Phân tích bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Nhớ rừng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Hãy phân tích tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú qua bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tâm trạng con hổ trong bài Nhớ rừng.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông đồ” để làm rõ niềm cảm thương chân thành về một lớp người và lòng hoài niệm một thời đã qua của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Quê hương
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Khi con tu hú – Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Bức tranh thiên nhiên trong “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Ngắm trăng” của Bác Hồ.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Chứng minh “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước giặc ngoại xâm.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Làm sáng tỏ nhận định: “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Chứng minh đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của nước Đại Việt.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Bàn luận về phép học.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích bài “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tội ác của thực dân qua bài Thuế máu.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Thuế máu
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du của Ru-xô.
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Đi bộ ngao du
- Văn mẫu lớp 8 Tập 2: Phân tích đoạn kịch Ông Giuốc đanh mặc lễ phục.
Đề bài: Phân tích hai nhân vật Xiu và Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
Bài làm
O Hen-ri là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn rất nổi tiếng. Tác phẩm của ông rất phong phú, đa dạng, phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mỹ, toát lên tinh thần nhân đạo sâu sắc. Một trong những truyện nổi tiếng nhất là Chiếc lá cuối cùng. Qua đó, nhân vật Giôn-xi tưởng như đã đầu hàng thần chết, bất ngờ lại chiến thắng, bình phục. Một trong những người chăm sóc cho Giôn-xi là Xiu, cô họa sĩ đồng nghiệp, bạn thân thiết với Giôn-xi đã tận tình giúp đỡ bạn thoát cơn hiểm nghèo của bệnh tật.
Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.
Câu chuyện gồm một số nhân vật ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn. Một cô từ bang Men tới, cô kia quê ở Ca-li-phoóc-ni-a. Sở thích của họ về nghệ thuật, về món rau diếp xoăn trộn dầu dấm và kiểu ống tay rộng hợp nhau, cùng với nghề hội họa đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng ở đấy và hàng ngày làm việc sát con đường dẫn tới nghệ thuật bằng những bức tranh minh họa cho những truyện ngắn của các tạp chí, do các nhà văn trẻ viết.
Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đã gõ cửa rình rập và đe dọa họ.
Chọn một nhân vật trong trạng thái ốm đau bệnh tật làm tiêu điểm cho hành vi hoạt động của các nhân vật khác là đòn bẩy để từ đó làm nổi lên các tình cảm nhân đạo, tạo ra thước đo phẩm chất nhân vật. Đây là cách làm quen thuộc ở ngòi bút O Hen-ri, cũng là một cách tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt tới cách giải quyết đột biến, bất ngờ khi kết thúc truyện. Bệnh tật ở đây là bệnh viêm phổi – một gã đàn ông vô địch – lực sĩ ngoại hạng sẵn sàng so tài với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi một phụ nữ nhỏ bé, thiếu máu và khiến cô ta nằm lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân, cô có một niềm tin đau đớn là chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩa kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá thường xuân mong manh trước làn gió nhẹ trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc.
Cô đã tin điều bất hạnh: Cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của minh. Xiu là người nghe bác sĩ báo cụ thể về bệnh tình, sức khỏe của bạn”Bệnh tình của cô ấy có thể nói là mười phần chỉ còn hi vọng được một thôi . Nếu chị làm cho cô ta hỏi được một câu về mốt tay áo mới của áo choàng mùa đông thì tôi xin thưa với chị là khả năng khỏi bệnh của cô ấy là một trên năm chứ không phải trên mười nữa”.
Sau khi bác sĩ đi khỏi, Xiu vào phòng làm việc và khóc ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản. Xiu mang cả bản vẽ vào phòng bạn để làm việc. Thấy bạn đếm ngược, Xiu cũng lo lắng theo dõi bạn, và sau đó lại trách bạn, giải thích sai lạc ý nghĩa bi quan và lạ lùng cùa người bệnh.
“Ồ, chị chưa bao giờ lại nghe thấy một chuyện vô lí đến như thế… Xiu làm ra vẻ mạnh bạo khinh thường… Những chiếc lá thường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc em khỏi bệnh kia chứ?… Ấy sáng nay ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng bình phục thôi, đúng ra là ông ta nói thế nào nhỉ… khà năng khỏi là mười phần chắc chín: ông ta nói thế!”. Xiu lo lắng cho bạn bằng cả đồng tiền vừa kiếm được: “Giờ thì em cố ăn tí cháo nhé và để Xiu… quay về với bản vẽ của mình, có thể chị mới bán được tranh cho lão chủ bút, để mua rượu Booc-đô cho đứa em ốm của chị và mua sườn lợn cho cái bản thân háu ăn của chị nữa chứ.
Xiu còn an ủi người bệnh: “…Giôn-xi yêu quý” – Xiu nói và cúi xuống bên người bạn, … “Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngòai cửa sổ nữa cho đến khi chị xong việc được không? Mai chị phải trao những bức tranh này rồi. Chị cần ánh sáng, nếu không thì chị đã kéo mành mành xuống rồi đấy”.
Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có. Cô còn bồn chồn tâm sự với cụ Bơ-men: “Cô ấy yếu đuối và mảnh mai như một chiếc lá, quả thật, rất có thể sẽ bay đi mất, khi mối ràng buộc mong manh giữa cô ấy ở trên trân thế này suy yếu”.
Xiu là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: “Em thân yêu”, – Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối… “Nếu em không cònmuốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?”
Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.
Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Chị phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Bơ-men: “… Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị – cô nói – Hôm nay cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi… hay nhìn ra cửa sổ kia… tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh… đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.
Tìm hiểu nhân vật Giôn-xi, ta sẽ hiểu tấm lòng nhân đạo của O Hen-ri.
Trong truyện Chiếc lá cuối cùng ngoài nhân vật bác sĩ, có ba nhân vật được đặt tên là Giôn-xi, Xiu và Bơ-men, hai phụ nữ và một ông già. Họ đều là các họa sĩ nghèo. Họ sống trong khung cảnh đường xá nhà cửa đều tồi tàn. Đây là thế giới của những nghệ sĩ nghèo. Họ tìm đến quảng trường Gri-niz gần công viên Oa-sinh-tơn vì phố này có khả năng rất quý. Hãy tưởng tượng một tay thu ngân nào đó mang hóa đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nợ không thu được một xu nhỏ. Và cái quảng trường ấy bị chia nhỏ thành những quảng trường “chằng chịt” khiến cho phạm vi không gian càng bị thu hẹp lại. Và công việc họ làm chắc chắn không đưa lại cho họ thu nhập cao trong khi đó họ có khá nhiều điều cần phải đối phó.
Khoảng thời gian mà hai cô gái quen nhau chưa nhiều. Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì họ phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Trước kia, Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ. Cả ba nghệ sĩ gắn bó với nhau bởi ước mơ vươn tới nghệ thuật cao siêu. Giờ đây, nghèo túng, không có tiền thuốc thang khiến Giôn-xi rơi vào tâm trạng tuyệt vọng. Cô đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Nàng mất hết nghị lực sống, chỉ còn chờ đón cái chết. Giôn-xi bất hạnh, bất lực trước bệnh tật, bất động trên chiếc giường sắt sơn. Không gian trở nên chật hẹp hơn, sự vật trở nên tĩnh lặng. Duy đôi mắt của người bệnh là dấu hiệu của sự sống, song đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngưng lại, màu sắc của bức tranh ảm đạm hơn, và tiếp đó được gia tăng qua trạng thái tinh thần của người bệnh qua nhận xét của bác sĩ: Cái cung cách con người ta cứ sắp hàng đứng sẵn bên phía anh chủ thầu đám ma, làm cho mọi thứ thuốc men đều trở thành vô dụng.
Từ tình trạng yếu đuối, mất nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Thực vậy, Giôn-xi cảm giác về cái chết không thể tránh được. Cô bệnh nặng, ít hi vọng được sống. Lại bị ám ảnh bời một liên tưởng từ chiếc lá rời cành lay lắt trong gió mưa, và cô yên trí là mình không thể khỏi được, nên lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Cô đã xây dựng cho mình một niềm tin bất hạnh: Cô sẽ ra đi khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Đó là một niềm tin đớn đau theo chủ nghãi bi quan, rất hợp lí với một họa sĩ có tâm hồn đa cảm và thể trạng yếu ớt lại đang bị bệnh tật dày vò trong nghèo đói. Cô đang rơi vào tâm trạng cô đơn rất đau đơn. Trong khắp thế gian, cái cô đơn nhất là một tâm hồn đã chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Những sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này cứ lơi lỏng dần từng cái một thì ý nghĩ kì quặc kia hình như lại càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.Sự so sánh cuộc đời con người với chiếc lá mong manh trước làn gió mạnh trong giá rét phũ phàng của mùa đông là một sự so sánh tuyệt vời sâu sắc. Đồng thời nó cũng nói lên sự đồng cảm xót xa của nhà văn trước đồng lao. Nghèo, đơn độc, sống nhờ tình thường của bạn bè, trong cơn bệnh ngặt nghèo Giôn-xi tự cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác. Cô đau khổ tự giày vòvì thấy người khác phải chăm sóc mình, phải bận tâm vì mình. Trong ánh hoàng hôn, Giô-xi vẫn trồng thấy chiếc lá thường xuân đơn độc bám lấy cái cuống của nó ở trên tường và rồi, cùng với màn đêm buông xuống gió bắc lại lồng lộng, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan mưa rơi lộp độp xuống mặt đất
Tuy nhiên, chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Và Giôn-xi cảm thấy sự yếu đuối của mình là không đúng. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trôi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: “được năm phần mười rồi”. “Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” và “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi”. Cái gì đã khiến cho Giôn-xi hồi phục? Có thể một phần do thuốc men của bác sĩ, một phần nhờ Xiu chăm sóc chu đáo nhưng rõ ràng nhất, cái điều đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên bức tường đối diện gian phòng của họ. Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành và tái tạo. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống, mở đường cho những khát vọng lớn lao, chắp cánh cho những ước mơ tái tạo…
Tình thương của Xiu một phần đã cứu sống Giôn-xi. Một tình bạn, tình người như vậy thật hiếm hoi trong xã hội tư sản. Nhân vật Xiu cùng với nhân vật Giôn-Xi và cụ Bơ-men đã bộc lộ rõ chủ đề của truyện: nghệ thuật tài hoa xuất phát từ tình người, tình nhân đạo và có thể chiến thắng thần chết.