- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hãy nêu tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trường Đăm Săn và Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Kể lại trận đánh Mtao Mxây trong vai người kể là Đăm Săn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích sử thi Đăm Săn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của đoạn “Đoàn người đông như bầy cà tong… đi cõng nước” trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hình ảnh ngọc trai, giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Các chi tiết xoay quanh nhân vật Mị Châu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của Hô-me-rơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của Hô-mê-rơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy lít xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lit-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Trong vai Tê-lê-mác kể lại buổi Uy-lit-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tê-lê-mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Ra-Ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật nàng Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nghĩ về truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về truyện Tấm Cám.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tóm tắt truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hình tượng Tấm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Có nhà nghiên cứu nhận định truyện cổ tích Tấm Cám: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa hình tượng Tấm có sự phát triển về tích cách.” Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích tác phẩm để làm rõ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hành động trả thù của Tấm đối với Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám hay Hành trình đến với hạnh phúc của Tấm.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Từ truyện cổ tích Tấm Cám ngày xưa, hãy xây dựng thành một truyện cổ tích mới về “cô Tấm ngày nay” và kể lại câu chuyện đó
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cười Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện cười Tam đại con gà.
- Phân tích hành động và lời nói của nhân vật trong truyện cười Tam đại con gà để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao yêu thương, tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Ước gì sông rộng một gang
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Muối ba năm muối còn đang mặn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích những bài ca dao hài hước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích những bài ca dao hài hước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tiếng cười trong ca dao
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới 1 nhà khoai lang
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Những bài ca hài hước phê phán thói lười nhác,rượu chè, …
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1:Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão Bài làm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí Đông A
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Lập Dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hiểu và nghĩ về bài thơ Bảo kính cảnh giới 43 (Cảnh ngày hè) của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Suy nghĩ về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã hiện ra như thế nào trong hai câu kết của bài thơ Cảnh ngày hè?
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hiểu và nghĩ về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Giới thiệu về Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh trong Đọc “Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Quy hứng (Hứng trở về) của Nguyễn Trung Ngạn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Hứng trở về (Quy Hứng – Nguyễn Trung Ngạn)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng của Lý Bạch.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng) của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Thu Hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bình giảng một vài bài thơ Hai-cư của Ba-sô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ của thi sĩ Tản Đà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bình giảng bài thơ Khe chim kêu (“Điểu minh giản”) của tác giả Vương Duy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Nỗi Oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích giá trị của nghệ thuật thể phú qua tác phẩm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích giá trị của nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh nhân vật “khách” cũng chính là cái “tôi” tác giả trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh nhân vật “khách” cũng chính là cái “tôi” tác giả trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Bình Ngô Đại cáo là áng thiên cổ hùng văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi là áng thiên cổ hùng văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Bình Ngô Đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Bình Ngô Đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập (áng văn yêu nước)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô Đại cáo
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô Đại cáo
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng “thiên cổ hùng văn”.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ về bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của tác giả Thân Nhân Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích chi tiết tác phẩm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sỹ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ trích trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ về bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nội dung chính Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Ý nghĩa chi tiết Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nêu ý kiến về kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành của tác giả La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Ý nghĩa nhan đề Hồi Trống Cổ Thành
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ của em về bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Suy nghĩ về đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Hoàn cảnh ra đời của Chinh phụ ngâm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích 12 câu đầu đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích 8 câu cuối đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ Thề nguyện, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Thề nguyền
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nghệ thuật tả người anh hùng của Nguyễn Du qua đoạn Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Viết bài làm văn số 7
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong “Người trong bao”
Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài làm
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức nho sĩ, luôn khao khát đem tài năng phục vụ cho đất nước. Nhưng ông sinh vào thời buổi loạn lạc, nên chỉ làm quan có tám năm rồi ông lui về ở ẩn. Bài thơ số bài thơ số 73 hay còn được người biên soạn đặt là Nhàn, nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi là một trong những tác phẩm nổi bật của ông. Tác phẩm thể hiện triết lí, quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhàn là một thái độ sống, cách thể hiện quan niệm đạo đức của các nhà nho ẩn dật. Đồng thời đây cũng là một chủ đề phổ biến trong văn học Trung đại. Nhàn là lối sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống trong bối cảnh xã hội khủng khoảng, nhà thơ không có điều kiện để thực hiện lí tưởng, tài năng của mình (tám năm làm quan, mười tám lần dâng sớ chém đầu lộng thần nhưng không được chấp thuận) thì việc cáo quan về ở ẩn, sống “nhàn” để giữ vững phẩm chất đạo đức là một lựa chọn tích cực.
Lối sống nhàn của ông trước hết thể hiện ở cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên: Một mai, một cuốc, một cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Câu thơ sử dụng biện pháp liệt kê, với nhịp thơ 2/2/3 cho thấy nhịp sinh hoạt đều đặn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cuộc sống hàng ngày của ông đơn giản chỉ gồm: mai – đào đất, cuốc – xới đất và cần câu – câu cá. Đây là cuộc sống của những người lao động bình dân nơi thôn quê. Cùng với đó ông kết hợp biện pháp điệp ngữ cùng số từ “một” – số ít, cho thấy cuộc sống giản đơn, không tư lợi, bon chen, chỉ cần những dụng cụ tối thiểu, đơn giản nhất để phục vụ nhu cầu của mình. Đồng thời cách ngắt nhịp 2/2/3 còn cho thấy lối sống của ông hết sức thong thả, ông luôn giữ tâm thế ung dung, tự tại, khoan thai.
Trong câu thơ thứ hai, ông trực tiếp bộc lộ quan điểm sống cũng như tâm trạng của mình. Quan niệm sống được phát biểu rõ ràng, dù ai có lựa chọn những thú vui khác (cuộc sống đủ đầy, tiện nghi, vinh hoa phú quý) thì tác giả vẫn kiên định với lựa chọn của mình. Tâm trạng “thơ thẩn” diễn tả trực tiếp tất cả trạng thái, tâm thế của tác giả. “Thơ thẩn” là thanh thản, thảnh thơi, hoàn toàn mãn nguyện. Đây là lối sống ông chọn và ông hoàn toàn mãn nguyện, bằng lòng với cuộc sống lão nông tri điền như thế.
Lối sống nhàn của ông còn được thể hiện qua cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Bữa cơm, sinh hoạt đời thường hết sức giản dị, thuận theo tự nhiên: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Chỉ với hai câu thơ, nhưng tác giả đã gợi nên những đặc trưng tiêu biểu nhất của từng mùa. Đồng thời bức tranh ấy cũng cho thấy nhịp sống tuần hoàn, đều đặn của Trạng Trình. Ông hoàn toàn chủ động, ung dung khi hòa nhịp sống của bản thân với nhịp sống của thiên nhiên vạn vật. Sự hòa nhịp ấy trong cả nếp ăn và nếp tắm. Từ “ăn” và “tắm” được lặp lại hai lần cho thấy những nhu cầu sống tối thiểu của con người đều được đáp ứng đủ đầy, mùa nào thức ấy được thiên nhiên hào phóng ban tặng. Cuộc sống đạm bạc nhưng không hề khắc khổ mà thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi tầm thường: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”. Ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công nghệ thuật đối giữa hai không gian sống và hai cách ứng xử. Nơi vắng vẻ là nơi ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau. Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn. Ông tự nhận dại tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ông chọn khác với đám đông, khác với thói thường.. “Chốn lao xao” là nơi đô thị sầm uất, nhộn nhịp, con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh. Người khôn cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Khôn mà hóa dại. Trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về cái lẽ dại – khôn ấy: Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại mà hiền lành ấy dại khôn.
Đặc biệt quan niệm sống của ông còn được thể hiện rõ qua hai câu kết: “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”. Mượn điển tích Thuần Vu Phần nằm mộng dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình ở nước Hòe An có công danh phú quý nhưng tỉnh dậy thấy bên cạnh chỉ là một tổ kiến. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến rượu để say, nhưng say mà để tỉnh, rồi nhận ra chân lí của cuộc sống, quy luật trong cuộc đời: công danh, phú quý chỉ là giấc mộng thoảng qua. Công danh phú quý không phải là tất cả. Ông đã khẳng định phú quý kia chỉ là giấc chiêm bao, quan điểm đó đã cho thấy sự thông tuệ của bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hiểu được quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nhìn mọi sự biến thiên bằng con mắt bình thản.
Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố đường luật và yếu tố Việt hóa: yếu tố đường luật thể hiện ở lớp ngôn từ với nhiều dùng điển tích; Hình ảnh ước lệ với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Bài thơ tuân thủ chặt chẽ niêm luật thơ Đường. Nhưng yếu tố nôm cũng được kết hợp hết sức hài hòa: sử dụng chữ Nôm, hình ảnh thơ dân giã, quen thuộc, hết sức giản dị.
Qua bài thơ Nhàn cho ta thấy một lối sống, quan niệm sống hết sức đẹp đẽ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm là lời khẳng định sâu sắc về lối sống nhàn, hòa hợp với tự nhiên, ông giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên phường danh lợi đua chen tầm thường.
Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài làm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hường nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị.
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quý của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khá, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ được phác họa trong câu thơ độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh.
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao”
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, một bên là người, một bên là dại của ta, một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống cùa Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dạng ích kỉ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một minh ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão. “Thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang Phu Tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định:
“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đă nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gần với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình:
“Ơ thể mới hay người bạc ác,
Giàu thì tìm đến, khó thì lui”
(Thói đời)
Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ ‘‘Tăng thử” (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhàn cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vong thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính.