- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 17 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Dế chọi – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) – Kết nối tri thức
- Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
- Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển
- Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
- Nghị luận về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống (điểm cao)
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí (điểm cao)
- Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
- Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển
- Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
- Nghị luận về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận Một vụ phá rừng phòng hộ (điểm cao)
- Nghị luận Việc triển khai một dự án trồng cây (điểm cao)
- Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn
- Nghị luận Việc khởi động một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 34 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ngọc nữ về tay chân chủ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 40 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 44 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tiếng đàn mưa – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 47 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 59 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nỗi sầu oán của người cung nữ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 64 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Kim – Kiều gặp gỡ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 70 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 74 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tự tình (bài 2) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Tình bạn khác giới ở tuổi học trò (điểm cao)
- Nghị luận Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò (điểm cao)
- Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình (điểm cao)
- Nghị luận Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi (điểm cao)
- Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 83 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Kết nối tri thức
- Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 86 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 94 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 101 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ngày xưa – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 111 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 118 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 122 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lơ Xít – Kết nối tri thức
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 131 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 139 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Âm mưu và tình yêu – Kết nối tri thức
- Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 142 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập kiến thức trang 143 – Kết nối tri thức
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 83 – Kết nối tri thức
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 83 – Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cúi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần lĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư này tai hại lắm đây. Lại âm thầm phát thệ: “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời, Vương Viên ngoại cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện)
Trả lời:
– So sánh:
Giống nhau | Khác nhau | |
Đoạn trích thơ | Đoạn trích truyện | |
– Đều miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và hai chị em Thúy Kiều.
– Miêu tả ngoại hình của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều. |
– Chỉ miêu tả chung chung vẻ đẹp bên ngoài của hai chị em bằng biện pháp ước lệ tượng trưng qua các câu thơ: “Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,/ Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.”, từ “quốc sắc”
– Tập trung miêu tả tâm tư, tình cảm của Kim Trọng và chị em Thúy Kiều bằng nhiều tính từ mỹ lệ, gợi cảm. |
– Miêu tả chi tiết vẻ đẹp của mỗi người: Thúy Kiều (mày nhỏ, dài,…); Thúy Vân (dung mạo đoan trang, vẻ đẹp khó tả,…).
– Tập trung kể hành động của Kim Trọng. Tâm trạng của Kim Trọng chỉ được thể hiện qua lời độc thoại nội tâm. |
– Nhận xét cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:
+ Chủ yếu miêu tả những cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật bằng rất nhiều tính từ mang sắc thái mỹ lệ hóa.
+ Ưa chuộng sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng, lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về con người.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các băn bản đọc trong bài:
STT | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung
chủ đề |
Đặc sắc
nghệ thuật |
|
Trả lời:
STT | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung
chủ đề |
Đặc sắc
nghệ thuật |
1 | Kim – Kiều gặp gỡ | Nguyễn Du | Truyện thơ Nôm | Cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều và nỗi tương tư, lo âu trong tình yêu của Thúy Kiều. | – Kết hợp ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại.
– Bút pháp ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. – Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống. |
2 | Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ Nôm | Cuộc dẹp loạn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân tiên và quan niệm về người anh hùng của chàng. | – Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang dấu ấn, nhân cách riêng.
– Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ bình dân gần gũi, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ; kết hợp với ngôn ngữ bác học |
3 | Tự tình | Hồ Xuân Hương | Thơ thất ngôn bát cú Đường luật | Nỗi niềm người phụ nữ khi tình duyên lỡ làng, dở dang và khát vọng hạnh phúc của họ. | – Ngôn ngữ thơ mang đậm dấu ấn cá nhân.
– Kết hợp tiếng nói trữ tình, sâu lắng với tiếng cười chua xót. – Sử dụng nhiều chất liệu thơ ca dân gian. |
Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tự lựa chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện yêu cầu sau:
- Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
- Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc con người trong đoạn trích.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Trả lời:
Em lựa chọn đoạn thơ từ “ Vân Tiên ghé lại bên đàng” đến “tấm lòng cùng ngươi” trong Truyện Lục Vân Tiên.
- Xác định bố cục: 2 phần
– Phần 1: Từ “Vân Tiên ghé lại” đến “thác rày thân vong”: Cuộc chiến giữa Lục Vân Tiên và bọn cướp.
+ Phần 2: Còn lại: Lời báo ân của Kiều Nguyệt Nga.
- Phân tích hình tượng con người trong đoạn trích:
– Lục Vân Tiên hiện lên là người anh hùng có sức khỏe cường tráng. Chàng còn mang trong mình sự dũng cảm, gan dạ khi chỉ với một cành cây mà “nhắm” vào bọn cướp, đánh “bốn phía vỡ tan”, khiến tướng giặc “một gậy thác rày thân vong”. Lục Vân Tiên biết quan tâm mọi người, thương người nhưng không nương tay cho cái xấu làm càn.
– Kiều Nguyệt Nga là cô tiểu thư đài cát, con một tri phủ. Nàng hiếu thảo với cha mẹ, bỏ mặc đường xá xa xôi mà làm theo nhiệm vụ của cha: “Làm con đâu dám cãi cha,/ Ví dàu ngàn dặm đường xa cũng đành”. Kiều Nguyệt Nga biết ơn người đã giúp đỡ mình: “Gẫm câu báo đức thù công”, luôn đau đáu phải trả hết ơn nghĩa, cho dù có phải trả bằng tài sản hay công sức bản thân: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Nàng được giáo dục trong gia đình gia giáo, biết phép tắc, lịch sự, nói chuyện ý tứ: “Chút tôi liễu yếu đào thơ”, “Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
– Tên tướng cướp Phong Lai độc ác, xấu xa, có tính kiêu căng, ngạo mạn. Nhưng rồi hắn vẫn chết dưới tay Lục Vân Tiên.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung:
– Đặc sắc trong nội dung:
+ Miêu tả chi tiết những phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
+ Lên án mạnh mẽ những kẻ xấu xa, ỷ mạnh hiếp yếu.
– Đặc sắc trong nghệ thuật:
+ Lời đối thoại phù hợp với từng kiểu nhân vật.
+ Hàng loạt động từ mạnh kết hợp với từ ngữ được sử dụng trong binh đao để diễn tả Lục Vân Tiên.
+ Câu thơ nhịp nhàng, thanh điệu hài hòa.