Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều

1. Văn bản thông tin thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 - Cánh diều

Theo Luật Di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh là những cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi danh lam thắng cảnh đều có vẻ đẹp và giá trị riêng.

Văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên vẻ đẹp và giá trị của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng. Thông tin trong loại văn bản này thường được trình bày theo trật tự không gian, thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, phân loại các đối tượng hoặc so sánh và đối chiếu.

Phần lớn nhan đề của loại văn bản thông tin này thường nêu tên các địa danh như: Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông, Cao nguyên đá Đồng Văn. Cũng có nhiều nhan đề văn bản nêu giá trị nổi bật của danh lam thắng cảnh được giới thiệu, chẳng hạn: Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mỹ hoặc Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du.

2. Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế

Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 - Cánh diều

Trong giao dịch hiện nay, tên của các tổ chức quốc tế thường xuyên được nhắc tới. Để tiết kiệm thời gian và kinh phí in ấn tài liệu, người ta thường sử dụng tên viết tắt của những tổ chức này. Tên viết tắt được tạo ra bằng cách ghép các chữ cái đầu của các từ trong tên đầy đủ. Ví dụ: WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới), IOC: International Olympic Committee (Ủy ban Olympic Quốc tế).

Để giao dịch được thuận lợi, trong lần đầu tiên văn bản nhắc đến tên các tổ chức nói trên, người ta thường sử dụng tên viết tắt gắn với tên đầy đủ, ví dụ:

  • Dùng tên viết tắt để chú thích sau tên đầy đủ tiếng Việt: “Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2004.” (Theo Phí Như Chanh).
  • Dùng tên đầy đủ tiếng Việt chú thích sau tên viết tắt tiếng Anh: “Theo đánh giá của ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2004.”

Trong tiếng Việt, tên viết tắt của các tổ chức quốc tế, dù viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Đức,… cũng cần được đọc theo tên chữ cái tiếng Việt (với một số ngoại lệ và một số chữ cái tiếng nước ngoài: D đọc là “Đê”; O đọc là “Ô”; F đọc là “Ép-phờ”; W đọc là “Vê-kép”; Z đọc là “Giét”). Ví dụ: ADB phát âm là “A Đê Bê”, chứ không phải là “Ây Đi Bi”; WTO phát âm là “Vê-kép Tê Ô”, chứ không phải là “Đấp-bliu Ti Âu” theo chữ cái tiếng Anh.