- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
- Soạn bài Khóc Dương Khuê – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 18 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 32 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh ngày xuân – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 33 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 43 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
- Chọn và phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ – Cánh diều
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 66 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam (điểm cao)
- Soạn bài Cao nguyên đá Đồng Văn – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 77 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 78 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Làng – Cánh diều
- Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 92 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lược ngà – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện – Cánh diều
- Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)
- Phân tích truyện Làng (điểm cao)
- Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều
- Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
- Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Soạn bài Những con cá cờ – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 114 lớp 9 – Cánh diều
- Suy nghĩ về các vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 115 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Bàn về đọc sách – Cánh diều
- Soạn bài Khoa học muôn năm – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 124 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Mục đích của việc học – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết – Cánh diều
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Đoạn văn Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng
- Đoạn văn Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự – Cánh diều
- Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng
- Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGP
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Soạn bài Phải đọc sách cách nào? – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 138 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Nội dung ôn tập – Cánh diều
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
Đọc văn bản “Lục Vân Tiên gặp nạn” (trang 50,51,52 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Sự việc nào trong văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn giống với truyện dân gian?
A. Hiệp sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.
B. Người nhân đức bị hại nhưng được cứu giúp.
C. Ông tiên, ông bụt hiện lên cứu người gặp nạn.
D. Người nghèo khổ, hiền lành được đền bù xứng đáng.
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1): Phương án nào nêu đúng đặc điểm truyện thơ Nôm thể hiện qua đoạn trích trên?
A. Không có chi tiết, sự việc và cốt truyện.
B. Nhân vật không chia thành hai tuyến đối lập.
C. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Nôm.
D. Sử dụng thể thơ lục bát và chữ Hán.
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhận định nào dưới đây phù hợp với cuộc sống của ông Ngư được miêu tả trong đoạn trích trên?
A. Cuộc sống ngoài cõi thực, đầy thơ mộng.
B. Cuộc sống nghèo khổ, nhiều gian khó.
C. Cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.
D. Cuộc sống phóng khoáng nhưng buồn sầu.
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong đoạn trích trên là gì?
A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho đoạn thơ sắc thái Nam Bộ đậm đà..
B. Sử dụng hiệu quả nhiều điển cố, điển tích giúp cho ý nghĩa đoạn thơ trở nên sâu sắc.
C. Dùng nhiều từ Hán Việt giúp cho đoạn thơ mang vẻ đẹp thành kính, trang trọng.
D. Dùng nhiều từ láy mới mẻ, sinh động cho thấy sự tìm tòi sáng tạo của tác giả.
Trả lời:
Chọn đáp án: A.
Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhận định nào dưới đây nêu không đúng về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích?
A. Sử dụng ngôn ngữ bình dị, dân dã.
B. Sắp xếp các tình tiết hợp lí, hấp dẫn.
C. Tạo diễn biến sự việc nhanh, gọn.
D. Chú ý khắc hoạ nội tâm nhân vật.
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tìm hiểu và nêu bối cảnh của câu chuyện trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn.
Trả lời:
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
Câu 7 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trịnh Hâm trong đoạn trích là người như thế nào?
Trả lời:
Trịnh Hâm trong đoạn trích là người độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
Câu 8 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhận xét về hành động và nhân cách của vợ chồng ông Ngư trong đoạn trích.
Trả lời:
– Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
– Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:
+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.
– Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
– Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.
Câu 9 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Qua đoạn trích, có thể thấy được thái độ, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu đối với người dân lao động như thế nào?
Trả lời:
Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.
Câu 10 (trang 53 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy chọn và phân tích một hoặc hai câu thơ mà em thích nhất trong đoạn trích
Trả lời:
Sau khi đã cứu sống Vân Tiên, biết tình cảm của chàng, ông Ngư đã đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng cưu mang chàng, dù cuộc sống của gia đình ông cũng chỉ “hẩm hút” rau cháo qua ngày. Ông cũng chẳng hề tính toán đến cái ơn cứu mạng và Vân Tiên không biết lấy gì báo đáp.
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, không phải chỉ một lần Nguyễn Đình Chiểu nói đến tấm lòng hào hiệp, trọng điều nhân nghĩa, không vụ lợi cá nhân này. Khi Lục Vân Tiên đánh tan lũ cướp, cứu thoát Kiều Nguyệt Nga, đã khẳng khái tuyên bố:
Làm ơn há nghĩa trông người trả ơn
Và ông Tiều, sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng cũng đáp lời tạ ơn của chàng:
Làm ơn mà lại trông người sao hay?
Thấy việc nghĩa thì làm, không tính toán thiệt hơn, không chờ đợi báo đáp, đó cũng là một nét đẹp nhân cách của ông Ngư, một người lao động bình thường.
Cuộc sống của ngư ông là một cuộc đời lao động bình thường của dân chài lưới trên sông nước, được cảm nhận bằng con mắt và trái tim của nhà thơ nên có phần thi vị hóa. Đó là một cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, một cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản, bởi con người tự mình làm chủ, có thể ứng phó với mọi tình thế tìm thấy niềm vui trong công việc lao động tự do của mình.