- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
- Soạn bài Khóc Dương Khuê – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 18 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 32 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh ngày xuân – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 33 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 43 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
- Chọn và phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ – Cánh diều
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 66 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam (điểm cao)
- Soạn bài Cao nguyên đá Đồng Văn – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 77 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 78 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Làng – Cánh diều
- Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 92 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lược ngà – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện – Cánh diều
- Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)
- Phân tích truyện Làng (điểm cao)
- Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều
- Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
- Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Soạn bài Những con cá cờ – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 114 lớp 9 – Cánh diều
- Suy nghĩ về các vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 115 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Bàn về đọc sách – Cánh diều
- Soạn bài Khoa học muôn năm – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 124 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Mục đích của việc học – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết – Cánh diều
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Đoạn văn Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng
- Đoạn văn Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự – Cánh diều
- Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng
- Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGP
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Soạn bài Phải đọc sách cách nào? – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 138 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Nội dung ôn tập – Cánh diều
Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
Đọc văn bản “Cảnh vui của nhà nghèo” (trang 29 – 31 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 10):
Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Cảnh vui của nhà nghèo được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Lục bát biến thể
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bài thơ thể hiện tâm trạng chủ yếu nào của nhân vật trữ tình?
A. Xót xa, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khổ
B. Lo lắng về chuyện học hành của trẻ em nghèo
C. Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan.
D. Tin tưởng vào sự vươn lên của các gia đình nghèo.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhận xét nào đúng với những câu thơ sau: “Cơm dưa muối khó khăn mới có/ Của không ngon, nhà khó cũng ngon. / Khi vui câu chuyện thêm giòn. / Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà”?
A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình.
B. Câu song thất trình bày nguyên nhân, câu lục bát lí giải kết quả với những điều bất ngờ, khác biệt.
C. Câu song thất miêu tả sự vất vả, câu lục bát bộc lộ những nỗ lực đáng quý của con người.
D. Câu song thất khắc họa nỗi buồn với những chạnh lòng, câu lục bát bộc lộ niềm vui đan xen.
Trả lời:
Đáp án D
Câu 4 (trang 31 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phương án nào dưới đây nhận xét đúng về việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
A. Dùng nhiều điển cố, điển tích phức tạp
B. Ngôn ngữ phóng đại, hài hước.
C. Từ ngữ mộc mạc, gần gũi
D. Dùng từ ngữ Hán Việt nhiều hơn thuần Việt.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Điểm giống nhau giữa bài thơ Khóc Dương Khuê và bài Cảnh vui của nhà nghèo là gì?
A. Cùng viết về niềm vui, nỗi buồn trong lúc khó khăn.
B. Cùng viết về tình cảm đáng quý trong gia đình.
C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát
D. Cùng mở đầu bài thơ bằng câu lục bát
Trả lời:
Đáp án C
Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nội dung chính của bài thơ có liên quan gì đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo?
Trả lời:
Nội dung chính của bài thơ nhằm lí giải và làm sáng tỏ cho nhan đề của bài thơ: dù xót xa, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn luôn nhen nhóm những niềm vui đan xen trong cuộc sống.
Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy tìm các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ.
Trả lời:
– Các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 là: xa xa, chồng chồng, vợ vợ, con con, thảnh thơi, chiều chiều, tối tối, mai mai.
– Tác dụng: Nhấn mạnh sự vật, sự việc, thời gian xuất hiện trong bài thơ, mang đến cho con người cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề mà đoạn thơ nhắc đến.
Câu 8 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhận xét về vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
– Nhịp: 3/2/2; 2/2/3
– Gieo vần: Gieo vần chân: “ngày – vay”; “co-no” …
Câu 9 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ là gì?
Trả lời:
Cái vui của nhà nghèo được thể hiện ở những điều bình dị nhất qua những câu chuyện vui trong bữa cơm quây quần của gia đình.
Câu 10 (trang 32 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Em thích nhất câu thơ nào trong bài Cảnh vui của nhà nghèo? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất câu thơ “Khi vui câu chuyện thêm giòn/ Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà”. Vì nó thể hiện thứ tình cảm giản dị và ấm áp nhất; dù cuộc sống có khó khăn vất vả nhưng vẫn luôn nhen nhóm những hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc khi quây quần bên gia đình.