Những ý chính của văn bản:
-
Giới thiệu về mưa:
- Mưa là hiện tượng thiên nhiên xinh đẹp và cần thiết nhưng cũng mang sức mạnh hủy diệt.
- Mưa có thể gây ra lũ lụt và tàn phá lớn.
-
Tác động của mưa và lũ lụt:
- Năm 1985, châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lớn, đặc biệt là Hà Lan.
- Sông Mississippi vỡ bờ gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở Mỹ.
- Trận lũ bất ngờ ở Colorado vào năm 1976 gây thiệt hại lớn về người và của.
-
Lũ lụt ở Mỹ:
- Năm 1997, lũ cuốn trôi một trường tiểu học ở Texas, làm chết 10 học sinh.
-
Sức mạnh của nước:
- Trọng lượng của nước tạo nên sức mạnh đáng sợ.
- Lũ lụt có thể dễ dàng cuốn trôi xe cộ và gây chết người.
-
Tầm quan trọng của mưa:
- Mưa mang lại sự sống cho trái đất, nếu không có mưa trái đất sẽ trở thành sa mạc.
- Mưa bắt đầu từ sự bay hơi của nước từ mặt đất và đại dương, sau đó ngưng tụ thành mây và rơi xuống.
-
Quá trình hình thành mưa:
- Mưa hình thành từ sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí.
- Những đám mây chứa hàng triệu giọt nước li ti hợp lại tạo thành mưa.
-
Đo kích thước giọt mưa:
- Các nhà khí tượng học sử dụng phương pháp sàng phấn hoa để đo kích thước giọt mưa.
- Mưa phùn là những giọt nhỏ hơn 0,5mm, còn mưa lớn hình thành trong vùng nhiệt đới.
-
Sự phụ thuộc của hệ sinh thái vào mưa:
- Rừng nhiệt đới cần mưa để duy trì hệ sinh thái.
- Có nơi mưa quanh năm nhưng cũng có nơi không mưa hàng trăm năm.
-
Kết luận:
- Mưa có ảnh hưởng lớn đến con người, không phân biệt văn hóa, tôn giáo hay xã hội.
- Mưa mang lại sự sống nhưng cũng có thể là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng.
Dàn ý Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
1. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn trình bày.
2. Thân bài:
– Vì sao hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện.
– Hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện như thế nào?
– Hiện tượng tự nhiên đó kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì
– Nhận xét:
+ Hiện tượng tự nhiên đó có diễn ra thường xuyên không?
+ Hiện tượng tự nhiên đó có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?
3. Kết bài:
– Tóm tắt lại nội dung đã giải thích.
– Khái quát lại về hiện tượng tự nhiên đó.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 2
Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào
Rất nhiều người có tuổi thơ thú vị với loại cây mắc cỡ này, chỉ cần chạm nhẹ vào lá của nó, cây mắc cỡ sẽ lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cánh lá lại. Phải chăng cây mắc cỡ có cảm xúc mắc cỡ thật khi bị trêu ghẹo? Dưới đây là cơ chế cụp lá của cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ hay còn gọi là cây trinh nữ
Cây mắc cỡ nhiều vùng còn gọi cây xấu hổ có tên khác nữa là cây trinh nữ. Hiện tượng lá cây mắc cỡ cụp lá lại không phải là chúng cảm giác được mà là nhờ vào “tác dụng phình ép” của lá
“Tác dụng phình ép” là gì?
Trong phần gốc của cuống là có một tổ chức tế bào thành mỏng, phần đầu chứa đầy nước , gọi là bọng lá.
Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên.
Việc này dẫn đến phần phía dưới phiến lá giống như quả bóng bị xì hết hơi, còn phía trên giống như như trái banh được thôi căng, cuống lá lúc này sẽ rũ xuống khép lại.
Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác, khiến các lá còn lại cũng lần lượt theo cơ chế trên mà khép theo.
Sau khi tác dụng kích thích này hết thì dưới phiến lá sẽ lại dần dần đầy nước, lá lại mở ra trở lại hình thái ban đầu.
Đặc tính sinh lý này của cây mắc cỡ là loại thích ứng đối với điều kiện tự nhiên, rất có lợi cho sinh trưởng của nó.
Ở miền Nam thường gặp phải những cơn mưa và gió mạnh. Chính điều kiện thời tiết đã tạo nên đặc tính cỏ lá của cây mắc cỡ nhằm bảo vệ các lá non.
Tác dụng chữa bệnh của cây mắc cỡ
Ngoài ra, có một đặc điểm mà rất ít người biết đến ở cây mắc cỡ là nó không chỉ dùng làm hàng rào mà còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Theo đông y, hầu hết các bộ phận của cây hoa mắc cỡ đều được dùng làm thuốc.
Trong đó cành và lá cây hoa mắc cỡ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc có tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc
dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.
Rễ cây mắc cỡ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc tố với tác dụng chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.
Thiên nhiên còn rất nhiều điều thú vị và cây mắc cỡ là một trong những minh chứng chống lại những suy nghĩ rằng thực vật thì không có sự sống và không có suy nghĩ. Càng nghiên cứu về thực vật học chúng ta sẽ càng ngỡ ngàng về các hoạt động sống của chúng như cơ chế bắt động vật của cây bắt ruồi, hoặc mới đây khoa học cũng chứng minh rằng giữa các cây có cơ chế liên lạc với nhau.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 3
Núi lửa là gì?
Núi lửa là gì? Khái niệm núi lửa có thể được hiểu một cách đơn giản đó là núi có miệng ở đỉnh, theo thời gian, các chất khoáng trong lòng đất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất lớn sẽ bị phun ra ngoài qua miệng núi.
Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất hoặc ở một hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy.
Nguyên nhân hình thành núi lửa
Núi lửa là gì đã có câu trả lời rõ ràng, vậy, nguyên nhân sinh ra núi lửa là gì? Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
Phân loại núi lửa
Dựa vào hình dáng, có 2 loại: núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên.
Dựa vào dạng thức hoạt động, có 3 loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ, núi lửa chết.
Lợi ích núi lửa mang lại
Tạo ra mỏ khoáng sản phong phú
Dung nham mắc ma được phun trào từ trong lòng trái đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản quý hiếm. Các khoáng sản này có thể là thiếc, bạc, vàng, đồng, đá quý hay thậm chí là kim cương cũng hiện diện trong đá của núi lửa. Khi núi lửa ngừng hoạt động, đây sẽ là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động khai thác khoáng sản quy mô lớn, nhỏ.
Mang lại năng lượng địa nhiệt
Hơi nóng trong lòng đất ở miệng núi lửa thường được sử dụng để chạy các tuabin sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình tại địa phương có núi lửa hoạt động.
Giúp cho đất đai tơi xốp màu mỡ
Đá núi lửa chứa một lượng lớn các khoáng chất thiên nhiên, tuy nhiên, phải trải qua hàng ngàn năm, các khối đá này mới bị bể vụn trước tác động của thời tiết, môi trường… để tạo thành những mảnh đất vô cùng trù phú và màu mỡ, giúp ích rất nhiều cho các hoạt động trồng trọt của người nông dân.
Phát triển hoạt động du lịch
Vào nhiều thời điểm trong năm, các ngọn núi lửa đang hoạt động thu hút được hàng triệu du khách đến tham quan, để chờ đón thời khắc được tận mắt chứng kiến những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa phun trào được bắn tung lên bầu trời. Những suối nước nóng tự nhiên xung quanh miệng núi lửa cũng có thể trở thành những địa điểm du lịch dưỡng sinh vô cùng thu hút.
Những tác hại của núi lửa hoạt động
Đối với con người
– Những dòng dung nham nóng chảy trên mặt đất, với khối lượng lớn và tốc độ nhanh, phủ kín trên diện rộng có thể gây hủy diệt hoạt toàn các vật thể sống xung quanh miệng núi lửa.
– Làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi… cũng như các tài sản khác do con người xây dựng tạo ra.
Đối với môi trường tự nhiên
– Gây ra hiện tượng cháy rừng, làm biến đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của các vùng bị ảnh hưởng
– Gây ra thảm họa sóng thần
– Gây ra ô nhiễm môi trường.
– Tác động xấu đến khí hậu và tầng ozon.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 4
Núi lửa phun trào vừa là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú vừa là một thảm họa vì gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người. Vậy núi lửa là gì? Nguyên nhân gây ra núi lửa như thế nào?
Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hay các hành tinh khác vẫn còn hoạt động địa chấn, với các vỏ thạch quyển dịch chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun trào, một phần năng lượng đã ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: nguồn dung nham, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, ống dẫn, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun trào ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham và khói.
Núi lửa được chia thành nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai cách đó là dựa theo hình dáng bao gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên và dựa vào dạng thức hoạt động chứa ba loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.
Việc hiểu rõ núi lửa là gì, cách thức hoạt động của núi lửa cho ta thấy được những tác hại nghiêm trọng của núi lửa cũng như hậu quả nguy hại khi núi lửa phun trào lớn đến mức nào. Đầu tiên, nó gây ảnh hưởng đến các hoạt động địa chất, rõ nhất là động đất: Trong quá trình phun trào, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên trên mặt, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo thành động đất yếu, cục bộ. Từ động đất, liên tiếp gây ra các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún. Ngoài ra, núi lửa phun trào làm biến đổi bề mặt địa hình: dung nham núi lửa quánh lại thường tạo thành các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham. Không những vậy, nó còn làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái và gây nên thảm họa sóng thần:
Bên cạnh đó, núi lửa cũng mang lại những lợi ích đáng kể. Bởi các ngọn núi lửa cũng là nơi đem đến cho con người nhiều tài nguyên khoáng sản, năng lượng địa nhiệt, đất đai canh tác màu mỡ và cả tiềm năng du lịch. Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Đây được coi là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.
Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa cũng là nơi thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.
Tóm lại, ta thấy được sức ảnh hưởng lớn lao của núi lửa đến đời sống con người, đặc biệt là những người đang sống trong vùng gần núi lửa phun trào. Các tác động tự nhiên này vừa mang tới những hiểm nguy những vẫn tồn tại các mặt lợi ích đáng kể để mang lại nền kinh tế cho con người.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 5
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Một vụ phun trào của Núi Pinatubo ngày 12 tháng 6 năm 1991, 3 ngày trước khi vụ phun trào đạt đỉnh
Vòi dung nham phun trào từ một nón núi lửa tại Hawaii, 1983
Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc “thuyết mảng”. This type of volcanism falls under the umbrella of “plate hypothesis” volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những “điểm nóng”, ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.
Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sunfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 6
Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.
Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.
Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng – hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.
Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.
Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.
Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.
Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 7
Mẹ thiên nhiên đã mang đến cho con người hệ sinh thái tuyệt vời, còn tặng kèm cho chúng ta những hiện tượng thiên nhiên đầy kì thú, hấp dẫn. Cầu vồng là một hiện tượng dễ thấy, phổ biến nhất trong số đó.
Cầu vồng là những dải màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím xếp liền kề nhau, xuất hiện trên bầu trời ngay sau cơn mưa. Đây là một hiện tượng vật lí khá thú vị. Ánh sáng Mặt Trời được tạo ra bởi các màu sắc hỗn hợp mà mắt người không nhìn thấy được. Chỉ khi được chiếu qua một tấm kính thủy tinh, các tia sáng bị bẻ cong tạo thành khúc xạ và tạo ra dải màu sắc liên tục. Ta gọi dải màu đó là quang phổ.
Trong tự nhiên, các giọt nước có thể đóng vai trò của một lăng kính. Khi trời vừa mưa xong, các hạt nước vẫn còn đọng lại trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu lên nó sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại, đi ra ngoài theo góc 42 độ. Các màu sắc trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu theo thứ tự: màu đỏ bị bẻ cong ít nhất và màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Đó chính là cầu vồng mà ta thường thấy.
Hiện tượng quang học này được tạo ra từ ánh sáng mặt trời và hơi nước, thế nên nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Để ngắm nhìn cầu vồng, ta phải đứng thật xa, quay lưng về phía Mặt Trời.
Ngoài hiện tượng cầu vồng bình thường, ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng đôi. Hiện tượng này xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng. Ngoài cầu vồng chính, sẽ có một cầu vồng phụ có dải ảnh sáng ngược lại, mờ nhạt hơn xuất hiện ở phía trên.
Cầu vồng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm nhờ có ánh sáng Mặt Trăng. Hiện tượng này được gọi là Moonbow.
Khi đến những khu vực thác nước, bạn cũng có thể bắt gặp cầu vồng. Những tia nước bắn lên từ mặt thác khiến cho hơi nước luôn được giữ trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo ra cầu vồng.
Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, rất dễ bắt gặp. Mọi người thường quan niệm khi nhìn thấy cầu vồng bạn sẽ gặp được may mắn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng này?
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 8
Cực quang là hiện tượng tự nhiên không hiếm gặp nhưng nó lại không bao giờ diễn ra ở Việt Nam. Vì sao lại vậy? Hiện tượng này có gì đặc biệt? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cực quang.
Trái Đất chính là một thanh nam châm khổng lồ, nó có các từ trường với hai đầu hút là cực Bắc và cực Nam địa lí. Tầng khí quyển phải chịu những chùm tia có năng lượng cao từ vũ trụ nên xuất hiện rất nhiều các điện tích tự do. Dưới tác dụng của từ trường Trái Đất, chúng sẽ chuyển động về hai cực Bắc và Nam. Các điện tích này sẽ kết hợp với các phần tử khác trong không khí tạo ra các ánh sáng màu xanh, tím, vàng khác nhau. Đây chính là cực quang.
Khi ngắm nhìn cực quang, ta nhận thấy nó gồm rất nhiều những tia sáng màu sắc đổ dọc xuống, chuyển động liên tục như dải lụa bay dập dờn trên nền trời đêm. Đây là một hình ảnh đẹp, rực rỡ, khó tin, cũng chính là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Bởi vì tác động của từ trường, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở các hai cực Bắc và cực Nam trên Trái Đất, tương ứng với các đất nước như: Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Na Uy,… Thời gian xem cực quang thường là giữa tháng 9 và tháng 4. Các nước phương Tây thường có đêm ngắn ngày dài, vậy nên ta nên ngắm nhìn bầu trời vào khoảng từ 9h tối đến 3h sáng vì trời đêm lúc này đủ tối để ta thấy những dải tia sáng.
Ngoài Trái Đất, các hành tinh khác như Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương đều có cực quang. Trên những hành tinh này đều có từ trường, chúng được tương tác với các hạt trong gió mặt trời, tạo nên hiện tượng kì thú.
Cực quang là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp mà ta nên ngắm nhìn một lần trong đời. Các bạn có thể du lịch đến những đất nước trên để trực tiếp thưởng thức khung cảnh này. Hoặc, khi chưa có điều kiện, chúng ta có thể xem các video trên internet để hiểu thêm về cực quang nhé.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 9
Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.
Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu. Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.
Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên.
Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau. Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.
Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ. Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài.
Tác hại của núi lửa là vô cùng nghiêm trọng. Dòng dung nham của núi lửa với nhiệt độ cao sẵn sàng nung chín mọi thứ đã đi qua. Tro núi lửa có thể tạo thành khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí. Tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp của con người. Tuy vậy, núi lửa cũng đem lại một số lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.
Núi lửa là một hiện tượng có những tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, con người cần biết cách đề phòng, đối phó với hiện tượng này.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 10
Một trong những hiện tượng tự nhiên xuất hiện mà con người vô cùng quan tâm là sóng thần.
Về định nghĩa, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi đánh vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.
Tiếp theo, cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…
Sóng thần vô cùng nguy hiểm, nên cần xác định được dấu hiệu nhận biết. Đầu tiên, nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ. Thứ hai, mặt biển bỗng nhiên dao động nhiều hơn bình thường, có nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Thứ ba, bạn có thể cảm nhận được trong đợt sóng nóng bất thường hay nghe thấy những âm thanh lạ,… Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương pháp ứng phó.
Thảm họa sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)…
Có thể thấy, sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 11
Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.
Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.
Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.
Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…
Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.
Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 12
Thiên nhiên luôn đầy bí ẩn và mới mẻ, chính vì thế những hiện tượng tự nhiên luôn kích thích sự tò mò của con người. Và một trong số đó là hiện tượng nhật thực. Hiện tượng nhật thực không chỉ là một hiện tượng tự nhiên tuyệt vời mà còn là một cơ hội quan trọng để khám phá và tìm hiểu về vũ trụ. Nó thể hiện sự tương tác phức tạp giữa các hành tinh và các vật thể trong không gian.
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Trong nhật thực Mặt Trăng (hay còn gọi là nhật thực một phần), trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, khiến ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng trực tiếp vào Mặt Trăng và làm cho Mặt Trăng trở nên tối mờ dần hoặc hoàn toàn tối. Trong khi đó, nhật thực Mặt Trời (nhật thực toàn phần) xảy ra khi Mặt Trăng đi qua trước Mặt Trời và chắn che ánh sáng Mặt Trời, làm cho một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất trở nên tối mờ hoặc tối. Nhật thực không xảy ra hàng ngày mà chỉ diễn ra trong một số ngày cụ thể và chỉ có thể được quan sát ở các vùng đất cụ thể trên Trái Đất. Hiện tượng nhật thực Mặt Trăng có thể quan sát được từ nhiều địa điểm trên Trái Đất, trong khi nhật thực Mặt Trời có thể chỉ quan sát được từ một số khu vực nhất định trên Trái Đất và yêu cầu sự chú ý đặc biệt và biện pháp bảo vệ mắt khi quan sát.
Biểu hiện của nhật thực phụ thuộc vào loại nhật thực, có thể là nhật thực Mặt Trăng hoặc nhật thực Mặt Trời. Với nhật thực Mặt Trăng, ban đầu, chúng ta có thể thấy Mặt Trăng mờ dần và chuyển từ ánh sáng tròn đầy sang hình dạng không đều. Ánh sáng Mặt Trăng bị che khuất dần dần bởi bóng đen của Trái Đất. Khi nhật thực đạt đỉnh, Mặt Trăng trở nên hoàn toàn tối mờ hoặc có thể có một lớp ánh sáng mờ xung quanh. Sau đỉnh nhật thực, Mặt Trăng bắt đầu trở lại hình dạng ban đầu và ánh sáng trở nên sáng dần cho đến khi nhật thực hoàn toàn kết thúc. Với nhật thực Mặt Trời, ban đầu, chúng ta có thể thấy Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời vẫn còn nhìn thấy xung quanh Mặt Trăng. Ánh sáng mặt trời trở nên mờ và giảm dần. Khi nhật thực đạt đỉnh, Mặt Trời hoàn toàn hoặc một phần bị che khuất bởi Mặt Trăng. Sau đỉnh nhật thực, Mặt Trăng dần dần di chuyển ra khỏi Mặt Trời và ánh sáng Mặt Trời bắt đầu trở lại. Bầu trời trở nên sáng dần và nhật thực kết thúc.
Về nguyên nhân, nguyên nhân của nhật thực là sự phối hợp vị trí và độ lớn của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất trong không gian, điều này tạo ra hiện tượng Mặt Trăng hoặc Mặt Trời bị che khuất và gây ra những biểu hiện tối mờ hoặc tối tạm thời trên bề mặt Trái Đất. Để xảy ra nhật thực Mặt Trăng, cần phải có một sự phối hợp vị trí đặc biệt giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất. Khi Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng với Mặt Trời và Trái Đất, và Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, nhật thực Mặt Trăng xảy ra. Và nhật thực Mặt Trời xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, và Mặt Trăng có kích thước đủ lớn để che khuất toàn bộ hoặc một phần của Mặt Trời. Khi xảy ra nhật thực Mặt Trời, Mặt Trăng che khuất ánh sáng Mặt Trời và gây ra hiện tượng tối mờ hoặc tối trên một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Các chuyên gia cũng có những bình luận về hiện tượng tự nhiên này. Như Jay Pasachoff, nhà thiên văn học nổi tiếng, đã nói về nhật thực Mặt Trăng: “Nhật thực Mặt Trăng là một trong những hiện tượng tự nhiên kỳ diệu nhất mà con người có thể chứng kiến. Nó mang lại cho chúng ta cơ hội hiếm hoi để nhìn thấy Mặt Trăng chuyển từ sự sáng rực của ánh sáng Mặt Trời sang một vẻ đẹp hoàn toàn khác, với sắc đỏ ấn tượng trong nhật thực Mặt Trăng toàn phần”. Hay Fred Espenak, một nhà thiên văn học và chuyên gia về nhật thực, đã nói về nhật thực Mặt Trời: “Nhật thực Mặt Trời là một trong những hiện tượng thiên văn đáng kinh ngạc nhất. Trong thời gian chỉ vài phút hoặc giờ, chúng ta được chứng kiến sự biến đổi đầy quyến rũ từ ánh sáng mạnh mẽ của Mặt Trời sang một hiện tượng tối tăm đặc biệt, mở ra cảm giác kỳ lạ và một trải nghiệm hết sức ấn tượng.”
Nhật thực là một hiện tượng tự nhiên đáng ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của con người. Chứng kiến nhật thực có thể mang lại cảm giác kỳ diệu, sự tò mò và trải nghiệm tuyệt vời về vũ trụ và các quy luật thiên văn. Nhật thực tạo ra một sự kiện đặc biệt và khác thường, đem lại niềm hứng khởi và sự kích thích cho mọi người. Nó có thể trở thành chủ đề thảo luận và gắn kết cộng đồng, khiến mọi người cảm thấy gần gũi hơn với vũ trụ và tạo ra một bầu không khí phấn khích. Hơn nữa, nhật thực cung cấp cơ hội cho các nhà khoa học và nhà thiên văn học nghiên cứu, đo lường và ghi nhận dữ liệu quan trọng. Nó giúp cải thiện hiểu biết về vũ trụ, xác định đúng thời gian và vị trí của các sự kiện thiên văn, và phát triển các mô hình và lý thuyết về vũ trụ.
Hiện tượng nhật thực là điều kì diệu của thiên nhiên và thật tuyệt vời nếu như được chứng kiến sự kiện đó. Tuy nhiên, hiện tượng này không xảy ra thường xuyên và rất hiếm khi chúng ta được chứng kiến sự kiện này. Hơn nữa, khi quan sát nhật thực chúng ta cần có những vật dụng an toàn để bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng.
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – mẫu 13
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều hậu quả cho con người.
Về khái niệm, chúng ta có thể hiểu đơn giản, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.
Nguyên nhân gây ra lũ lụt đầu tiên có thể do bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Thứ hai, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng khiến các con sông không kịp thoát nước, gây ngập úng. Thứ ba, thảm họa sóng thần hay thủy triều cũng gây ra hiện tượng này. Cuối cùng, nguyên nhân phải kể đến chính là do sự tác động của con người. Các hành vi như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên một cách khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.
Lũ lụt, trước hết, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng của con người. Chúng ta không thể nào thống kê được hết số người đã chịu thiệt mạng vì lũ lụt. Có thể kể đến trận lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho khoảng hơn năm trăm người chết và hơn một trăm nghìn người bị thương nặng. Tiếp đến, sau mỗi trận lũ lụt đi qua, nhiều của cải của con người cũng bị tàn phá nặng nề, ví dụ như nhà cửa, cây trồng, vật nuôi,… Nếu tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực bị ngập úng mà chết, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, khu lũ lụt xảy ra, kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay tạo điều kiện cho các loại vi-rút xuất hiện.
Con người cần ý thức được tác hại của lũ lụt, để phòng tránh lũ lụt xảy ra cũng như giải pháp khắc phục.