Tóm tắt Bắt nạt hay, ngắn nhất (6 mẫu) – Kết nối tri thức

Tóm tắt Bắt nạt – Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 1

Bài thơ mang đến một cách nhìn đúng đắn của hiện tượng bắt nạt: khi chứng kiến cảnh bắt nạt không nên thờ ơ mà hãy lên tiếng. Để từ đó tạo dựng nên một môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 2

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 3

Bài thơ “Bắt nạt” thể hiện thái độ thẳng thắn phê bình, không đồng tình với hành vi bắt nạt người khác. Đồng thời khuyên người đọc cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

Tóm tắt Bắt nạt hay, ngắn nhất (6 mẫu) - Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 4

Với thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,… cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng. Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 5

Bài thơ bày tỏ thái độ về hành vi bắt nạt. Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt.Những đối tượng không nên bắt nạt. Hành động bảo vệ người bị bắt nạt.

Tóm tắt Bắt nạt hay ngắn nhất (6 mẫu) – Kết nối tri thức

Tóm tắt tác phẩm Bắt nạt – Mẫu 6

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

Bố cục Bắt nạt

Gồm 4 phần:

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

Nội dung chính Bắt nạt

Bài thơ “Bắt nạt” nêu lên vấn đề, hiện tượng xấu – thói bắt nạt, ức hiếp kẻ yếu trong đời sống bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm và thân thiện. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, thói bắt nạt có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh,… đồng thời đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

Lớp học thêm ngữ văn ở Hà Nội

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Hoàng Mai

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Hai Bà Trưng

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Long Biên

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Tây Hồ

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Thanh Xuân

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Đống Đa

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Cầu Giấy

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Hoàn Kiếm

Lớp học thêm ngữ văn ở quận Hà Đông