Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội - Kết nối tri thức

* Yêu cầu

– Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.

– Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội.

– Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác.

– Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

– Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.

* Chuẩn bị nói

1. Lựa chọn đề tài

Khi lựa chọn đề tài cho bài nói, bạn có thể tham khảo những vấn đề đã được gợi ý ở phần Viết hoặc các vấn đề sau:

– Phải chẳng việc thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng sẽ mâu thuẫn với quyền của cá nhân?

– Lớp trẻ với vấn đề hiến máu nhân đạo.

– Quan niệm về vấn đề du học thế nào cho đúng?

– Học đại học có phải là con đường duy nhất để kiến tạo tương lai?

2. Tìm ý và sắp xếp

Nếu chọn vấn đề đã giải quyết ở phần Viết, cần xem lại dàn ý đã lập, đối chiếu với nội dung bài nói để xác định hệ thống ý. Ghi lại theo kiểu gạch đầu dòng hoặc đánh số thứ tự các ý để xây dựng dàn ý cho bài nói.

Nếu chọn vấn đề khác, cần nghiên cứu kĩ đề tài, nhận thức đúng bản chất của vấn đề, các nội dung cụ thể cần đánh giá, bình luận. Có thể nêu một số câu hỏi, suy nghĩ tự trả lời để tìm ý:

– Vấn đề xã nội này có đáng quan tâm không? Vì sao?

– Bản chất của vấn đề là gì? Vấn đề có những khía cạnh nào? Liên quan đến những mặt nào của đời sống xã hội?

– Vấn đề có tính chất tích cực hay tiêu cực? Đáng cổ vũ hay phê phán? Có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề này?

– Việc quan tâm đánh giá, bình luận về vấn đề có ý nghĩa gì đối với đời sống của cá nhân và cộng đồng?

Sau khi tìm được các ý, cần sắp xếp lại theo trật tự hợp lí, gắn với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận của bài nói.

Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội - Kết nối tri thức

3. Thực hành nói

Bám sát dàn ý đã chuẩn bị để thực hiện bài nói một cách bình tĩnh, tự tin, chủ động tăng cường tương tác với người nghe, đảm bảo đúng thời gian quy định.

Mở đầu Nêu vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.
Triển khai + Phân tích, diễn giải để làm rõ bản chất vấn đề.

+ Nêu rõ ràng, cụ thể ý kiến đánh giá của bản thân về vấn đề (có lí lẽ và bằng chứng cụ thể).

+ Đối thoại với những ý kiến khác biệt để củng cố quan điểm của mình về vấn đề.

Kết luận Nêu ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

Lưu ý: Điều chỉnh giọng nói phù hợp, kết hợp giữa lời nói và các phương tiện phi ngôn ngữ; sử dụng PowerPoint (nếu có) và các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ khác.

Bài nói tham khảo:

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là…………học sinh………trường………

 

Bài nghị luận của bạn đã phân tích một cách rõ ràng và sâu sắc về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội và các ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội và cá nhân. Đây là một vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện đại, và bạn đã trình bày các quan điểm và ví dụ một cách logic và thuyết phục. Tuy nhiên, để làm cho bài nghị luận của bạn trở nên hoàn thiện hơn, có thể bạn có thể xem xét vài điểm sau:

  1. Thảo luận về các giải pháp: Bài của bạn đã nêu rõ vấn đề và các hậu quả của sống ảo. Tuy nhiên, để bài nghị luận trở nên toàn diện hơn, có thể đề cập đến những giải pháp cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của hiện tượng này. Ví dụ như giáo dục cộng đồng về sự quan trọng của sự chân thật, khuyến khích sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, và tăng cường kiểm soát về thông tin được chia sẻ trên các nền tảng này.
  2. Mở rộng phạm vi: Ngoài các ví dụ về ảnh hưởng cá nhân và xã hội, có thể bạn cũng nên xem xét đề cập đến những hệ quả toàn cầu của hiện tượng sống ảo. Ví dụ như tác động đến sự phát triển kinh tế, văn hoá và tâm lý của xã hội, và sự lan rộng của vấn đề này trong các quốc gia khác nhau.
  3. Lời kết hoàn chỉnh: Trong phần kết luận, bạn có thể tổng kết lại những điểm chính đã được bàn luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn sự chân thật và sự thật trong giao tiếp xã hội. Đây là cơ hội để củng cố lại lập luận của bạn và để lại ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Tóm lại, bài nghị luận của bạn đã rất tốt về mặt lập luận và phân tích vấn đề. Việc bổ sung các phần như giải pháp và mở rộng phạm vi sẽ giúp cho bài nghị luận trở nên hoàn thiện hơn và sâu sắc hơn. Chúc bạn thành công trong việc hoàn thiện bài nghị luận này!

4. Trao đổi, đánh Giá

 

Người nói Người nghe
– Nắm bắt được những thắc mắc của người nghe để giải đáp thỏa đáng; tiếp thu ý kiến của người nghe để có những điều chỉnh cần thiết.

– Khẳng định lại những quan điểm mà bản thân cho là có đầy đủ cơ sở.

– Chủ động nêu ý kiến thảo luận (thắc mắc cần được giải đáp; cách hiểu khác về bản chất vấn đề; quan điểm khác với người nói trong đánh giá, bình luận về vấn đề;…).

– Ý kiến thảo luận của người nghe cần hướng vào cả hai khía cạnh: nội dung và cách thức trình bày của người nói.

Việc tự đánh giá và đánh giá về bài nói có thể được thực hiện theo nội dung gợi ý ở bảng sau:

Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội - Kết nối tri thức

STT Nội dung đánh giá Kết quả
Đạt Chưa đạt
1 Chọn được vấn đề thu hút được sự quan tâm của xã hội để nêu ý kiến.    
2 Ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề được trình bày mạch lạc, rõ ràng.    
3 Trình bày đúng bản chất của vấn đề.    
4 Kết hợp được phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ khi trình bày, sử dụng có hiệu quả các phương tiện công nghệ hỗ trợ (nếu có).    
5 Thể hiện bài nói một cách chủ động, tự tin, tạo hứng thú cho người nghe; làm chủ thời gian; duy trì tương tác với người nghe.