Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) – Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Kết nối tri thức

* Yêu cầu

– Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.

– Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động.

– Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.

– Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.

* Phân tích bài viết tham khảo

Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống

1. Nêu vấn đề bàn luận theo lối trực tiếp.

Lắng nghe được những tiếng thì thầm trong cuộc sống.

2. Luận điểm 1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”.

– Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

– Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

– Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

3. Luận điểm 2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

– Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

– Ta vui mừng … đến Ai Cập.

4. Luận điểm 3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

– Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

– Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

– Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

5. Luận điểm 4: Phản bác ý kiến trái chiều.

– Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.

– Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.

– Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

6. Luận điểm 5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

– Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

– Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

– Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

7. Kết luận về vấn đề bàn luận.

– Chỉ một khoảnh khắc sống chậm lại và lắng nghe, ta có thể nhận ra bao thông điệp của cuộc sống. Và một khi lắng nghe đã trở thành nhu cầu, tâm hồn mỗi người sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế hơn, biết trân trọng từng giây, từng phút của mỗi ngày và cuộc sống bớt đi sự tẻ nhạt,…

– Phải chăng, con người sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống nhờ học cách biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.

* Trả lời câu hỏi bài mẫu

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong cuộc sống?

Trả lời:

Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề lắng nghe trong cuộc sống.

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Các luận điểm đã được tác giả triển khai:

– Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.

– Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

– Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

– Phản bác ý kiến trái chiều.

– Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề trình bày mạch lạc. Các luận điểm đều có vị trí riêng nhưng liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục.

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.

Trả lời:

Luận điểm Lí lẽ Bằng chứng
Bàn về nghĩa của từ lắng nghe. – Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

– Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

– Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

– Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời.
Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế. – Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hằng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thầm thì” thôi mà ẩn chứa biết bao cung bậc tình cảm.

– Biết lắng nghe, ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ.

– Lắng nghe những tiếng thì thầm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng biết nhường nào.

– Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

– Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm. – Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

– Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

– Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

– Ta sẽ nhận ra những tiếng thì thầm của lá rơi khẽ khàng trước ngõ, của giọt sương long lanh… con người,…
Phản bác ý kiến trái chiều. – Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm. – Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.

– Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

– Khi ấy,… náo nhiệt này.

Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe. – Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

– Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

– Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

– Học cách lắng nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở, để ta biết sống có ý nghĩa hơn.

Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Kết nối tri thức

Trả lời:

Có thể bổ sung luận điểm: Làm thế nào để học cách lắng nghe.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

Bạn cần tìm kiếm vấn đề từ những nguồn khác nhau: từ trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống; từ sách báo, các phương tiện truyền thông;… từ đó, chọn một vấn đề mà bạn tâm đắc để làm đề tài cho bài viết.

Gợi ý:

– Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

– Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách?

– Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân?

– Ý nghĩa của việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

2. Tìm ý, lập dàn ý

Đề bài:Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

Tìm ý

Đọc lại bài viết tham khảo, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:

– Bài viết bàn luận về vấn đề gì?

Vấn đề nghị luận bao giờ cũng phải được xác định từ đầu, nếu không bài viết sẽ không có định hướng. Ví dụ: Sự ra đời của các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.

– Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?

Câu hỏi này giúp người viết tìm ra các luận điểm cho bài viết. Về vấn đề “Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?”, người viết đã bàn sâu về từng khía cạnh, từ đó hình thành các ý sau: khái niệm sống ảo; thực trạng sống ảo; hậu quả của việc sống ảo; ý kiến trái chiều; bài học nhận thức và hành động.

– Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động?

Câu hỏi này mang tính chất “ghi nhớ” để người viết không bỏ qua việc nêu lí lẽ và huy động bằng chứng giúp quan điểm, ý kiến được nêu có sức thuyết phục.

– Ý kiến trái chiều có thể có có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?

Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị “ảo”, mà bỏ rơi những “giá trị thực”.

– Ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề là gì?

Bài viết cần rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề đối với đời sống. Chẳng hạn: Hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo.

Lập dàn ý

Sau khi tìm được các ý, cần soát lại để sắp xếp một cách có hệ thống, logic, tương ứng với các phần trong bố cục của một bài văn nghị luận. Kết quả của sự sắp xếp đó sẽ là một dàn ý, có tác dụng định hướng cho quá trình viết bài.

Mở bài Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận. Có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện, một tình huống đời sống, một câu hỏi nhận thức,…
Thân bài Dùng lí lẽ và bằng chứng để:

– Trình bày bản chất của vấn đề đời sống được bàn luận và nêu quan điểm của người viết.

– Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

– Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều.

– Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

Kết bài Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hướng hành động,…).

Dàn ý cho đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

I. Mở bài:

– Sự ra đời của các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.

II. Thân bài:

* Khái niệm:

– “Sống ảo” hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại.

– Facebook, sau là Instagram, Twitter, Zalo,… chính là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc “ảo” của các tín đồ “sống ảo”.

– “Giá trị thực” ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân.

* Thực trạng sống ảo:

– Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những “giá trị thực” để chăm chăm vào việc “sống ảo” nhiều hơn.

+ Thích kết bạn qua mạng, yêu qua mạng

+ Xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý.

+ Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác, để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử.

+ Tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu “like”, bao nhiêu “comment”, còn ai như nào không cần quan tâm.

* Hậu quả:

+ Ảo tượng giá trị của bản thân, dễ dàng suy sụp chỉ vì một lời chê bai bâng quơ.

+ Quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

+ Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, mưu sinh họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai.

+ Khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân.

* Bài học:

– Nhận thức được tác hại của việc “sống ảo”, mỗi cá nhân chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân.

– Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị “ảo”, mà bỏ rơi những “giá trị thực”.

– Đừng để việc “sống ảo” dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) - Kết nối tri thức

III. Kết bài:

– Hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời.

– Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.

– Đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo.

3. Viết

– Mở bài và kết bài viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Mở bài giới thiệu hấp dẫn vấn đề của cuộc sống để bàn luận; Kết bài khép lại việc bàn luận một cách có ấn tượng.

– Mỗi luận điểm ở phần Thân bài cần rõ ràng, thể hiện được ý thức của người viết về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh. Bằng chứng cần lấy từ những trải nghiệm thực tế của bản thân và các thông tin thu thập được từ sách báo, các phương tiện truyền thông.

– Có thể soi chiếu vấn đề từ các góc nhìn khác nhau; nêu ý kiến phản biện đối với những quan điểm chưa thỏa đáng; mở rộng, đối chiếu, liên hệ với những vấn đề có liên quan.

– Văn phong cần sáng rõ, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung vấn đề.

* Bài viết mẫu tham khảo:

 

Sống ảo, một hiện tượng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống và giá trị của con người. Việc sống ảo thường được thể hiện qua việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và Twitter, nơi mà người dùng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh, trạng thái không phản ánh đầy đủ sự thật về cuộc sống của họ.

Một số điểm quan trọng cần nhấn mạnh về hiện tượng sống ảo:

  1. Khác biệt giữa thực tế và ảo: Sống ảo dẫn đến sự mất cân bằng giữa cuộc sống thực tế và những gì được trình bày trên mạng xã hội. Hình ảnh được chỉnh sửa và các thông tin được sắp xếp sao cho hấp dẫn nhất có thể, làm mờ đi sự thật và thực tế của cuộc sống hàng ngày.
  2. Tác động đến niềm tin và giá trị: Việc quá mức sống ảo có thể làm mất đi niềm tin vào những gì thật sự, khiến cho người ta dễ dàng bị đánh lừa và cảm thấy thất vọng khi thực tế không như những gì họ đã mong đợi từ mạng xã hội.
  3. Tính chất lan truyền và gây nghiện: Sống ảo trở thành một thói quen khó bỏ, khiến người dùng dần dần trở nên phụ thuộc vào việc tạo dựng và duy trì một hình ảnh ảo trên mạng xã hội. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống thực tế và nhận thức về giá trị thực sự của bản thân.
  4. Ảnh hưởng đến tâm lý và xã hội: Sống ảo có thể dẫn đến cảm giác áp lực về việc phải “sống vì mạng xã hội”, cải tạo hình ảnh cá nhân để phù hợp với tiêu chuẩn mà mạng xã hội đặt ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm lý của người dùng, cũng như gây ra những xung đột xã hội khi những sự khác biệt giữa ảnh hưởng và thực tế được tiết lộ.
  5. Sự cần thiết của sự thật và tự chấp nhận: Để duy trì một cộng đồng xã hội khỏe mạnh, việc giữ vững sự chân thật và sự chấp nhận về bản thân là cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp mỗi người giữ vững được bản sắc và giá trị thực sự của mình, mà còn tạo nên một môi trường giao tiếp xã hội chân thành và bền vững.

Vì vậy, mỗi cá nhân cần có sự nhận thức rõ ràng về tác động của sống ảo và lựa chọn cách sử dụng công nghệ và mạng xã hội một cách có trách nhiệm. Bằng cách đó, chúng ta có thể duy trì được sự cân bằng giữa cuộc sống thực và cuộc sống mạng, đồng thời bảo vệ được giá trị thực sự của bản thân và xã hội.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện.

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện những nội dung cần bổ sung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết. Cụ thể:

– Chỉnh sửa Mở bài nêu vấn đề của cuộc sống chưa được nêu rõ ràng.

– Kiểm tra lí lẽ, bằng chứng đã sử dụng nếu thấy chưa đầy đủ, chưa gắn với vấn đề đời sống được bàn luận, cần chỉnh sửa, bổ sung.

– Xem xét sự khái quát ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề ở phần Kết bài để bổ sung ý hoặc chỉnh sửa nếu thấy chưa đạt.

– Hoàn chỉnh những ý còn sơ sài, kiểm tra sự liên kết trong từng đoạn và trong bài để bổ sung phương tiện liên kết phù hợp.

– Rà soát để sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (từ ngữ, câu văn, đoạn văn) nếu phát hiện được.