Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Mẫu 1

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

“Bích Câu kỳ ngộ” là một tác phẩm thơ Nôm, kể về tình yêu giữa Tú Uyên và tiên nữ Giáng Kiều tại Bích Câu. Đoạn trích “Nỗi niềm tương tư” mở đầu cho câu chuyện tình lãng mạn này. Tú Uyên, một chàng trai sống cô độc ở Bích Câu, đã bị cuốn hút bởi nhan sắc tuyệt trần của Giáng Kiều khi gặp nàng tại chùa Ngọc Hồ. Sau đó, chàng đắm đuối trong tình yêu, suy nghĩ về nàng cả ngày lẫn đêm và không thể quên được vẻ đẹp của nàng. Dù đã thổ lộ tình cảm nhưng Tú Uyên không được nàng đáp lại, khiến nỗi niềm mong nhớ của chàng càng thêm ngổn ngang. Lời thơ tràn đầy cảm xúc và nhẹ nhàng thể hiện rõ nỗi niềm tương tư của Tú Uyên, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu sâu đậm trong trái tim chàng.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Mẫu 2

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

“Nỗi niềm tương tư” trong tập thơ “Bích Câu kỳ ngộ” là một trang thơ trữ tình đầy cảm xúc, mô tả nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên với tiên nữ Giáng Kiều. Sau khi gặp nàng tại hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên không thể quên được vẻ đẹp tuyệt trần và những lời nói ngọt ngào của nàng. Từ đó, nỗi niềm tương tư của chàng dần trỗi dậy, chàng thường nhớ về nàng đến nỗi mất ngủ, ngồi đàn, uống rượu, ngắm trăng và mong chờ một ngày gặp lại nàng. Tuy nhiên, Tú Uyên cũng cảm thấy đau khổ vì không thể gặp lại nàng, khiến nỗi nhớ càng thêm da diết và buồn bã. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những hình ảnh và từ ngữ mộc mạc, dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và cảm nhận được tâm trạng cũng như suy nghĩ của chàng Tú Uyên.

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Mẫu 3

Tóm tắt Nỗi niềm tương tư - Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

“Bích Câu kỳ ngộ” (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu) là một truyện thơ Nôm, viết theo thể lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, mồ côi cha mẹ từ sớm. Nhờ chăm chỉ học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở Thăng Long. Vào ngày xuân, khi đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp và sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối và thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt thiếu nữ đã gặp ở hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng và sớm khuya tâm sự cùng người trong tranh.

Một hôm, Tú Uyên về nhà muộn vì bận việc học. Khi về, thấy có mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng ngạc nhiên nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà và nấp vào một chỗ quan sát. Điều kỳ lạ xảy đến: thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó chính là người chàng đã gặp ở hội chùa. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn là người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự.

Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.