- Soạn văn lớp 11 Bài mở đầu (Nội dung và cấu trúc sách) – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 11 tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sóng – Cánh diều
- Bố cục văn bản Sóng – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn (trang 15) – Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Sóng – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Tóm tắt Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Bố cục văn bản Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Soạn bài Tôi yêu em – Cánh diều
- Top 20 đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu từ bài thơ Tôi yêu em
- Bố cục văn bản Tôi yêu em – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Tôi yêu em – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư – Cánh diều
- So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên và của Kim Trọng
- Tóm tắt Nỗi niềm tương tư – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Bố cục văn bản Nỗi niềm tương tư – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Tác giả – tác phẩm: Nỗi niềm tương tư – Ngữ văn lớp 11 Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 24 Tập 1 – Cánh diều
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học
- Soạn bài Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí – Cánh diều
- Top 20 Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn
- Soạn bài (Nói và nghe trang 30) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí – Cánh diều
- Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình – Cánh diều
- Đoạn văn điều em thích nhất ở bài Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 34 lớp 11 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 35 – Cánh diều
- Soạn bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp – Cánh diều
- Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay
- Soạn bài Trao duyên (trang 44) – Cánh diều
- Đoạn văn Cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (trang 47) – Cánh diều
- Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng – Cánh diều
- Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua Anh hùng tiếng đã gọi rằng
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 52 Tập 1 – Cánh diều
- Giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật – Cánh diều
- Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
- Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
- Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm Truyện Kiều
- Soạn bài (Nói và nghe trang 58) Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật – Cánh diều
- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (hay nhất)
- Giới thiệu bài hát Làng tôi của Văn Cao (hay nhất)
- Soạn bài Thề nguyền – Cánh diều
- Cảm nhận về không gian của cuộc thề nguyền (hay nhất)
- Phân tích tác dụng nghệ thuật của hình tượng trăng trong Thề nguyền
- Suy nghĩ về tình yêu Thúy Kiều, Kim Trọng qua văn bản Thề nguyền
- Ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Thề nguyền
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63 lớp 11 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 64 – Cánh diều
- Soạn bài Chí Phèo (trang 67) – Cánh diều
- Soạn bài Chữ người tử tù – Cánh diều
- Phân tích cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 91 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
- Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người từ truyện Chí Phèo
- Đoạn văn cho luận điểm trong dàn ý đã lập ở ý 2.1
- Soạn bài (Nói và nghe trang 96) Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Kép Tư Bền – Cánh diều
- Suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 101 lớp 11 – Cánh diều
- Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 102 – Cánh diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở – Cánh diều
- Đoạn văn Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái – Cánh diều
- Văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin
- Viết đoạn văn Giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu
- Soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ – Cánh diều
- Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ nêu lên
- Đoạn văn Lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài thuyết minh tổng hợp – Cánh diều
- Thuyết minh giới thiệu một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam
- Đoạn văn Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái
- Soạn bài (Nói và nghe trang 121) Nghe bài thuyết minh tổng hợp – Cánh diều
- Soạn bài Sông nước trong tiếng miền Nam – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 125 lớp 11 – Cánh diều
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Đọc hiểu văn bản – trang 126) – Cánh diều
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Viết – trang 126) – Cánh diều
- Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 (Nói và nghe – trang 127) – Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 34 lớp 11 – Cánh diều
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 34 lớp 11 – Cánh diều
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số đoạn trích từ truyện Tiễn dặn người yêu, Bích Câu kì ngộ, các câu ca dao và một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu.
Trả lời:
– Đoạn trích truyện Tiễn dặn người yêu:
Quảy gánh qua đồng ruộng,
Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.
Vừa đi vừa ngoảnh lại,
Vừa đi vừa ngoái trông,
Chân bước xa lòng càng đau nhớ.
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
[…]
Xin hãy cho anh kẻ vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Be xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
– Đoạn trích Bích Câu kì ngộ:
Thấy người trước cửa tam quan,
Thao sau ba bẫy con hoàn nhởn nhơ,
Lạ lùng con mắt người thơ,
Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương.
Rành rành xuyến ngọc thoa vàng,
Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà.
Mỉa chiều nét ngọc làn hoa,
Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời.
Gần xem vẻ mặt thêm tươi,
Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều.
Làn thu lóng lánh đưa theo,
Não người nhăn chút long nheo cũng tình.
Vốn mang cái bệnh Trương sinh,
Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?
Đưa tình một nét sóng đào,
Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người.
– Một số bài ca dao viết về tình yêu:
+ Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha
Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.
+ Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
+ Muốn ăn cơm trắng ca kho
Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò cùng anh.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc một số bài phân tích và đánh giá về các tác phẩm đã đọc hiểu trong Bài 1.
Trả lời:
– “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)
– “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)
– Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. “Ngọn lửa tình” là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ “tắt” (угасла). Nhưng từ “tắt” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói “ngày đã tắt”, “chiến tranh đã tắt hẳn” hay “hy vọng cuối cùng đã tắt”. Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng “thơ là tư duy bằng hình tượng”, rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương “Nghệ thuật như là thủ pháp” – tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Sưu tầm một số bài nghị luận về một vấn đề xã hội có đề tài gần gũi với tuổi trẻ học đường, ghi lại các mở bài và kết bài hay, độc đáo.
Trả lời:
– Ví dụ: Đề bài: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
+ Mở bài: Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra“.
+ Kết bài: “Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận.” hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra“. mà. không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.