Giáo Viên Dạy luyện thi Vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Giáo Viên Dạy luyện thi Vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Các em học sinh và các bậc phụ huynh đang muốn tìm giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì chúng tôi xin gới thiệu lớp học toán Thầy Trường tại trung tâm luyện thi Edusmart. Thầy Trường là thủ khoa đầu vào trường ĐH Ngoại Thương năm 2008, có kinh nghiệm 10 năm luyện thi, giúp hàng nghìn học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên (Chuyên Ams, Chuyên Tổng Hợp, Chuyên Sư Phạm, Chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An), trường đại học top đầu Việt Nam bao gồm đại học Ngoại Thương FTU, ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược Hà Nội, ĐH Bach Khoa Hà Nội, ĐH Kinh Tế Quốc Dân – NEU, ĐH Khoa Học Tự Nhiên .

Giáo Viên Dạy luyện thi Vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Lớp luyện thi vào 10 tại tại trung tâm luyện thi Edusmart

  • Sỹ số tối đa 12 học sinh/lớp
  • Phân lớp, chia trình độ trước khi vào học chính
  • Lực học yếu kém được sắp xếp trợ giảng kèm riêng
  • Có lớp bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi mong muốn thi học sinh giỏi cấp quận, thi vào các trường chuyên lớp chọn
  • Giáo trình học được tối ưu hóa từng thời điểm, sát năng lực học của học sinh
  • Lên trương trình học phù hợp với khả năng, nhu cầu , năng lực, lực học hiện tại của học sinh.

Giáo Viên Dạy luyện thi Vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Phương pháp luyện thi vào 10 hiệu quả

Chúng tôi luôn khuyến khích khả năng tư duy, suy nghĩ, viết lách của học sinh giúp các em hình thành thói quen suy nghĩ khi gặp một bài toán lạ, khó. Không có bài toán nào học sinh có thể chép lời giải trên bảng mà các em luôn trong trạng thái phải tìm tòi suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Việc chép bài giải nó chỉ giúp các em biết được đáp án, cho xong nhiệm vụ, việc tự mình làm ra lời giải giúp các em hiểu sâu được kiến thức và ghi nhớ được cách làm, phát triển các dạng bài tương tự.

Không có phương pháp thần thánh nào có thể biến học sinh kém thành học sinh giỏi sau một gian ngắn, mà đó chỉ có thể là sự cộng hưởng của các yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự kiên trì của cả thầy và trò, sự chăm chỉ học tập của học sinh và động viên khích lệ từ phía gia đình.

Muốn giỏi cái gì thì dành thời gian cho cái đấy, Phương pháp giáo dục của chúng tôi đặt giá trị cốt lõi ở việc khơi dạy đam mê, cảm hứng học tập cho học sinh, biến việc học thành thói quen hàng ngày, học một cách tự giác không cần đốc thúc. Thông qua việc trú trọng dành thời cho học sinh trong từng giai đoạn học tập, bổ trợ kiến thức phù hợp với khả năng tiếp nạp của học sinh để từ đó từng bước giúp các em tự tin và có trách nhiệm hơn trong việc học của bản thân mình.

Tìm hiểu các đạng toán lớp 9 luyện thi vào 10

Kỳ thi vào 10 được xem là một kỳ thi quan trọng đối với tất cả các học sinh, thi đại học các em có thể thi lại được vào năm sau nhưng thi vào 10 thì không thể, chính vì vậy việc đỗ vào trường THPT mong muốn là niềm mơ ước của rất nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. Kỳ thi vào 10 được tổ chức vào đầu tháng 6 hàng năm, các môn thi bắt buộc là Toán – Văn – Anh, trong đó môn Toán là một môn học quan trọng của kỳ thi này. Vậy đề thi toán 9 luyện thi vào 10 có cấu trúc như thế nào, hãy cùng Edusmart.vn tìm hiểu chi tiết các dạng bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10 xuất hiện trong đề thi và hướng giải quyết các dạng bài tập này nhé !

Giáo Viên Dạy luyện thi Vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

I. Cấu trúc đề thi toán lớp 9 luyện thi vào 10.

Việc nắm được cấu trúc đề thi toán lớp 9 luyện thi vào 10 rất quan trọng, nó giống như trước khi đi đến một địa điểm ta hình dung được những đoạn đường mình phải đi qua, việc này giúp các em học sinh nắm được các dạng bài tập sẽ xuất hiện trong đề thi, để từ đó có hướng ôn luyện sát với đề thi vào 10.

Qua các mùa thi đề thi toán 9 vào 10 đều có sự thay đổi, nhưng cấu trúc câu hỏi thì sẽ không thay đổi chính vì vậy nếu để ý quan sát các em học sinh và các bậc phụ huynh có thể tìm ra điểm tương đồng về số lượng câu hỏi, dạng bài tập của từng câu. Đề thi vào 10 của Sở Hà Nội sẽ có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ đánh vào một dạng bài tập cụ thể mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

1. Bài 1 dạng toán tút gọn biểu thức chứa căn bậc hai

Đây là dạng bài tập thuộc chương số 1 của đại số lớp 9, nó rất tương đồng với dạng bài tập rút gọn phân thức học từ cuối học kỳ 1 lớp 8 về cách làm và cách triển khai câu hỏi phụ. Để làm tốt dạng bài tập này yêu cầu học sinh về lý thuyết nắm chắc hằng đẳng thức, phân tích đa thức thành nhân tử, về kỹ năng cần luyện tập thành thạo nội dung rút gọn phân thức đại số. Một bài hoàn chỉnh 2 điểm thường có 3 ý như sau:

1.1. Rút gọn biểu thức chứa căn – giáo viên dạy toán 9 luyện thi vào 10

Đây là câu hỏi đầu tiên của đề thi vào 10, yêu cầu học sinh rút gọn biểu thức chứa gồm các biến số thành biểu thức gọn hơn, các bước thực hiện như sau

Bước 1: Thực hiện việc phân tích các đa thức thành nhân tử ở tử số và mẫu số của từng phân thức, rút gọn nếu có thể.

Bước 2: Tìm mẫu chung của các phân thức thành phần

Bước 3: Quy đồng mẫu số các phân thức, tiến hành nhân chia cộng trừ để rút gọn phần tử số sau khi quy đồng.

Bước 4: Đưa về kết quả cuối cùng và kết luận

các bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10

1.2. Tính giá trị của biểu thức – giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Ý này tương đối dễ, yêu cầu cần làm đúng ý phía trên sau đó thay giá trị của x vào biểu thức đã được rút gọn, chú ý nếu giá trị của x là một số cồng kềnh thì cần phải rút gọn đưa về dạng bình phương của một số trước khi thay vào.

1.3. Câu hỏi phân loại học sinh luyện thi vào 10

Đây là ý phân loại học sinh, đề bài sẽ thường hỏi tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, so sánh, tìm giá trị nguyên, giải phương trình… mỗi năm sẽ ra một dạng bài, đòi hỏi học sinh cần phải trang bị kỹ năng phân tích tình huống, nhận dạng bài tập, điều này chỉ có thể có được khi học sinh tiếp xúc và luyện tập nhiều trong quá trình luyện thi vào 10.

2. Câu số 2 dạng bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình

Đọc đến đây sẽ có rất nhiều bạn thấy quen thuộc, đây là dạng bài tập mà học sinh đã được học trong chương trình học kỳ 2 lớp 8, sang chương trình lớp 9 nó được phát triển hơn với nhiều dạng toán và có thêm hệ phương trình, thay vì chỉ có phương trình như năm học lớp 8.

Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình: Giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

– Bước 1: Gọi ẩn phù hợp với giả thiết đề bài, đặt đơn vị và điều kiện cho ẩn, rất quan trọng nếu không học sinh sẽ bị trừ điểm khi thiếu điều kiện hoặc đơn vị.

– Bước 2: Dựa vào dữ kiện đề bài cho thiết lập mối quan hệ giữa các ẩn thật chặt chẽ, chú ý phải biện luận và cần sử dụng toàn bộ dữ kiện của đề bài, tránh trường hợp một số học sinh sử dụng thiếu dữ kiện xong lại thắc mắc vì sao em làm sai – có thể lập bảng nếu cần thiết

– Bước 3: Lập phương trình hoặc hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các ẩn số, từ đó giải phương trình tìm nghiệm

– Bước 4: Đối chiếu nghiệm với điều kiện đã đặt ban đầu, kết luận kết quả của bài toán

các bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10

2.1. Dạng toán vận tốc, quãng đường, thời gian

Đây là dạng bài tập điển hình nhất, học sinh được tiếp xúc nhiều nhất và cũng hay xuất hiện trong đề thi hàng năm.

2.2. Dạng toán năng suất, thời gian làm việc

Đây là dạng toán phổ biến thứ 2 sau dạng toán về vận tốc, đòi hỏi học sinh linh hoạt vận dụng các dữ kiện đề bài cho để thiết lập đúng phương trình

2.3. Dạng toán làm việc chung làm việc riêng, bài toán vòi nước

Đây là dạng toán có phương pháp giải đặc trưng, nắm được phương pháp giải kết hợp luyện tập nhiều lần thì có thể làm tốt dạng bài tập này

2.4. Dạng toán tỷ số phần trăm, pha trộn dung dịch

Đây là dạng bài tập ít khi gặp nhưng cũng đã có năm học xuất hiện trong đề thi, ngoài việc sử dụng kiến thức toán học sinh còn cần vận dụng thêm kiến thức vật lý vào trong bài toán này.

2.5 Một số dạng toán khác – Giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Đây là những dạng toán không điển hình, không phân dạng, là những dạng bài lạ ít khi vào nhưng vẫn có khả năng vào.

3. Câu số 3 hệ phương trình và bài toán tương giao các dạng toán lớp 9 luyện thi vào 10

Trong chương trình luyện thi vào 10 thì luôn có dạng bài phương trình và hệ phương trình, đây được xem là nhóm câu hỏi gỡ điểm của đề

các bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10

3.1. Bài tập về hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn

Bài toán là giải hệ phương trình sẽ là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, cần đặt ẩn phụ đề đưa về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn sau đó sẽ dùng phương pháp thế, hoặc cộng đại số để ra được phương trình bậc nhất một ẩn số. Từ đó tìm được 1 ẩn và suy ra giá trị của ẩn số còn lại.

3.2. Sự tương giao giữa đường thẳng và Parapol

Là dạng bài tập sự tương giao của hàm bậc hai (Parapol) và hàm bậc nhất (đường thẳng)

– Dạng bài tập về tìm tọa độ giao điểm các bước làm

Bước 1: Thiết lập phương trình bậc hai từ phương trình hoành độ giao điểm chung

Bước 2: Giải phương trình bậc hai tìm nghiệm x

Bước 3: Từ x suy ra giá trị của y, từ đó biết được tọa độ giao điểm.

– Dạng tìm điều kiện để đường thẳng và Parapol cắt, tiếp xúc, không cắt nhau

Bước 1: Thiết lập phương trình bậc hai từ phương trình hoành độ giao điểm chung

Bước 2: Tính delta của phương trình bậc 2.

Bước 3: Dựa theo yêu cầu đề bài để áp điều kiện

+ Đường thẳng và Parapol cắt nhau tại 2 điểm phân biệt khi delta > 0.

+ Đường thẳng và Parapol tiếp xúc với nhau khi delta = 0 .

+ Đường thẳng và Parapol không có điểm chung khi delta < 0.

3.3 Tìm tham số m thỏa mãn điều kiện đề bài 

–  Đây cũng là một bài toán mặc định trong chương trình luyện thi vào 10 hàng năm, đề bài sẽ yêu cầu tìm giá trị của tham số m thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Các bước làm bài – giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm chung của đường thẳng và Parapol, từ đó thiết lập ra phương trình bậc hai ẩn x và tham số m

Bước 2: Tính delta, dựa vào yêu cầu bài toán áp điều kiện cho delta; thường 99% bài toán yêu cầu hai nghiệm phân biệt nên delta > 0

Bước 3: Ghi công thức của định lý Vi-et về tổng và tích hai nghiệm theo tham số m

Bước 4: Biến đổi yêu cầu bài toán về dạng có thể áp dụng định lý Vi-et

Bước 5: Thay định lý Vi-et vào, giải phương trình để tìm ra các giá trị của tham số m

Bước 6: Đối chiếu điều kiện ban đầu suy ra giá trị m thỏa mãn đề bài

Chú ý đối với bài toán này học sinh cần đọc kỹ đề và đưa ra được điều kiện chính xác, sau khi giải kết quả có cơ sở để đối chiếu. Thường học sinh sẽ làm được ra kết quả câu này nhưng hay bị trù điểm do thiếu điều kiện hoặc không đối chiếu với điều kiện để loại nghiệm.

các bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10

4. Dạng bài hình học tổng hợp kiến thức THCS

Đây là câu hỏi chắn xuất hiện trong chương trình toán 9 luyện thi vào 10. Câu hình sẽ là bài tập liên quan đến đường tròn, học sinh cần vận dụng toàn bộ kiến thức hình từ lớp 7 đến lớp 9.

Yêu cầu: Học sinh cần nắm vững kiến thức hình học phẳng từ chương trình lớp 7 đến hết lớp 9.

Các dạng câu hỏi thường gặp – Giáo viên dạy luyện thi vào 10 Ở Xã Liên Ninh Huyện Thanh Trì

Chứng minh tứ giác nội tiếp: Phương pháp sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

Chứng minh cặp cạnh tỷ lệ: Phương pháp sử dụng tam giác đồng dạng hoặc định lý Talet.

Chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy: Không có phương pháp cố định, sử dụng kỹ năng hình thành trong quá trình luyện thi vào 10 để giải quyết bài toán.

Bất đẳng thức, cực trị hình học: Sử dụng bất đẳng thức trong tam giác, bất đẳng thức Cosy vào bài toán.

5. Câu bất đẳng thức, giải phương trình hệ phương trình nâng cao

Trong đề thi vào 10 đây là câu hỏi 0.5 điểm phân loại học sinh, thường vào các dạng bài tập liên quan tới bất đẳng thức, giải phương trình bằng phương pháp đánh giá. Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thành thạo việc sử dụng các bất đẳng thức phụ, kỹ năng biến đổi đại số, có thời gian ôn luyện, tiếp xúc với các dạng bài tập này.

các bài tập toán lớp 9 luyện thi vào 10

6. Một vài lưu ý với các dạng toán lớp 9 luyện thi vào 10

– Đọc kỹ yêu cầu đề bài, đề bài rất ngắn gọn nhưng cũng cần đọc kỹ để hiểu và phân tích được câu hỏi

– Các em cần chú ý những câu dễ phải làm tốt, không được để bị trừ điểm.

– Với những học sinh có lực học khá giỏi cần làm thêm các câu hỏi phân loại học sinh, đây là những câu bức phá điểm số so với phần còn lại.

– Câu cuối bài hình và câu số 5 là câu khó nhất vì vậy cần đảm bảo tất cả các câu hỏi khác đã làm trọn vẹn. Chú ý nếu trừ điểm thì sẽ trừ theo nấc 0.25 điểm một lần, vì vậy nếu các em bị trừ 2 lần nó sẽ bằng điểm câu số 5

Đây là toàn bộ những chia sẻ mà Edusmart muốn gửi tới các em học sinh lớp 9 đang luyện thi vào 10. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có một kế hoạch luyện thi vào 10 hiệu quả.