- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hãy nêu tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng, phẩm chất của hai tù trường Đăm Săn và Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Kể lại trận đánh Mtao Mxây trong vai người kể là Đăm Săn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích sử thi Đăm Săn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn cuối trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của đoạn “Đoàn người đông như bầy cà tong… đi cõng nước” trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai – Giếng nước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hình ảnh ngọc trai, giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Các chi tiết xoay quanh nhân vật Mị Châu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Uy–lít-xơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của Pê-nê-lốp trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của Hô-me-rơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của Hô-mê-rơ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy lít xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lit-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Trong vai Tê-lê-mác kể lại buổi Uy-lit-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tê-lê-mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đoạn trích Ra-Ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật nàng Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nghĩ về truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về truyện Tấm Cám.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tóm tắt truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích thân phận và con đường đến với hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hình tượng Tấm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Có nhà nghiên cứu nhận định truyện cổ tích Tấm Cám: “Đặc sắc nghệ thuật của truyện là khắc họa hình tượng Tấm có sự phát triển về tích cách.” Anh (chị) hiểu như thế nào về nhận định trên? Phân tích tác phẩm để làm rõ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hành động trả thù của Tấm đối với Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô gái mồ côi trong truyện Tấm Cám hay Hành trình đến với hạnh phúc của Tấm.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Từ truyện cổ tích Tấm Cám ngày xưa, hãy xây dựng thành một truyện cổ tích mới về “cô Tấm ngày nay” và kể lại câu chuyện đó
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cười Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện cười Tam đại con gà.
- Phân tích hành động và lời nói của nhân vật trong truyện cười Tam đại con gà để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích câu ca dao Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao yêu thương, tình nghĩa
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Trèo lên cây khế nửa ngày
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Ước gì sông rộng một gang
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài ca dao Muối ba năm muối còn đang mặn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích những bài ca dao hài hước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích những bài ca dao hài hước
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Tiếng cười trong ca dao
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Từ đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu và đáng trân trọng ở chỗ nào?
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới 1 nhà khoai lang
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Những bài ca hài hước phê phán thói lười nhác,rượu chè, …
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1:Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão Bài làm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí Đông A
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Lập Dàn ý Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hiểu và nghĩ về bài thơ Bảo kính cảnh giới 43 (Cảnh ngày hè) của Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Suy nghĩ về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ đã hiện ra như thế nào trong hai câu kết của bài thơ Cảnh ngày hè?
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ Cảnh ngày hè
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Hiểu và nghĩ về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Triết lí nhân sinh trong bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Giới thiệu về Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về nhân vật Tiểu Thanh trong Đọc “Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc và suy tư của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Quy hứng (Hứng trở về) của Nguyễn Trung Ngạn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Hứng trở về (Quy Hứng – Nguyễn Trung Ngạn)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Hoàng hạc lâu tống mạnh hạo nhiên chi quảng lăng của Lý Bạch.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu Hứng) của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Thu Hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài Thơ hai-cư của Ba-sô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bình giảng một vài bài thơ Hai-cư của Ba-sô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ của thi sĩ Tản Đà
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Cảm nghĩ về bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bình giảng bài thơ Khe chim kêu (“Điểu minh giản”) của tác giả Vương Duy
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Phân tích bài thơ Nỗi Oán của người phòng khuê (Khuê oán) của Vương Xương Linh
- Văn mẫu lớp 10 Tập 1: Bài thơ Khuê oán là tiếng nói phản đối chiến tranh
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài thơ Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích giá trị của nghệ thuật thể phú qua tác phẩm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích giá trị của nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích hình tượng nhân vật khách trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh nhân vật “khách” cũng chính là cái “tôi” tác giả trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh nhân vật “khách” cũng chính là cái “tôi” tác giả trong bài Phú sông Bạch Đằng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Trận Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão trong bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Bình Ngô Đại cáo là áng thiên cổ hùng văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi là áng thiên cổ hùng văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Bình Ngô Đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Bình Ngô Đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập (áng văn yêu nước)
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô Đại cáo
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô Đại cáo
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng “thiên cổ hùng văn”.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Chứng minh Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tư tưởng của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ về bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của tác giả Thân Nhân Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tư tưởng trọng người hiền tài trong bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích chi tiết tác phẩm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sỹ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Thái sư Trần Thủ Độ trích trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ về bài Thái sư Trần Thủ Độ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nội dung chính Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Ý nghĩa chi tiết Ngô Tử Văn nhận chức phán sự ở đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nêu ý kiến về kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích nhân vật Trương Phi qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành của tác giả La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống Cổ thành
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Ý nghĩa nhan đề Hồi Trống Cổ Thành
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Hồi trống Cổ Thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nghĩ của em về bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ của Đặng Trần Côn.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bài thơ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Suy nghĩ về đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Hoàn cảnh ra đời của Chinh phụ ngâm
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích 12 câu đầu đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích 8 câu cuối đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Dàn ý Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích hình ảnh Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích cảm nhận về đoạn Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Em hãy trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ Thề nguyện, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Phân tích đoạn trích Thề nguyền
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Nghệ thuật tả người anh hùng của Nguyễn Du qua đoạn Chí khí anh hùng
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Viết bài làm văn số 7
- Văn mẫu lớp 10 Tập 2: Thúy Kiều, con người của hiện thực khổ đau, con người của vận mệnh bi kịch
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong “Người trong bao”
Đề bài: Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám
Bài làm
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác phẩm kể về cuộc đời và quá trình đấu tranh của Tấm để giành lại sự sống, hạnh phúc cho bản thân. Qua tác phẩm còn thể hiện những quan điểm, triết lí của ông cha ta.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sớm mồ côi và sống cùng dì ghẻ và cô em tên Cám. Tấm luôn bị đày ải, hành hạ, còn Cám chỉ biết rong chơi. Tấm chăm chỉ làm lụng, hiền lành được bụt giúp đỡ và trong ngày hội đã trở thành hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha nàng về nhà thì bị mẹ con Cám bức hại, và từ đó nàng phải trải qua hết kiếp hóa thân này đến kiếp hóa thân khác mới được trở về sống cùng nhà vua, hưởng hạnh phúc trọn đời. Còn mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.
Ta có thể thấy mâu thuẫn chính, chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn mẹ ghẻ, con chồng. Ông cha ta vẫn thường có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”, đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến hàng loạt các xung đột biến cố phía sau. Từ đó nâng lên thành xung đột giữa thiện – ác, tốt – xấu mang ý nghĩa xã hội to lớn.
Trước hết mâu thuẫn nảy sinh là do sự đối xử bất công của dì ghẻ với Tấm. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, ngày nàng chăn trâu, cắt cỏ, đêm thì giã gạo, xay thóc,… cô phải luôn chân luôn tay làm việc, không có lúc nào nghỉ ngơi. Còn Cám lại suốt ngày rong chơi, hái hoa bắt bướm. Và đỉnh điểm của sự việc là khi Tấm bị Cám lừa lấy hết giỏ tép vào giỏ mình về nhà trước nhận phần thưởng là chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ không đơn thuần chỉ là một phần thưởng mà nó còn tượng trưng cho sự trưởng thành, là khát khao của cô gái mới lớn. Mẹ Cám hoàn toàn biết sự thật nhưng vẫn mặc kệ trao thưởng cho Cám, Tấm bất lực chỉ biết ngồi khóc. Như vậy, Tấm trước hết bị Cám tước đoạt quyền lợi về mặt vật chất. Ông bụt xuất hiện, ban thưởng cũng là bù đắp cho số phận của những người con gái bị lừa gạt. Cá bống xuất hiện làm bạn, xua tan những cô đơn, tủi cực của Tấm. Nhưng đồng thời, chính lúc này Tấm phải đối diện với lần lừa gạt thứ hai. Cá bống là người bạn duy nhất tâm tình cùng Tấm, Tấm “nhường cơm sẻ áo” cho người bạn ấy. Mẹ con Cám khi biết chuyện đã lừa Tấm “đi chăn trâu đồng xa, chớ chăn gần nhà người ta bắt mất trâu” để giết cá bống. Không chỉ tước đoạt phần thưởng vật chất, mẹ con Cám còn tước đoạt niềm vui tinh thần của Tấm. Mâu thuẫn tiếp tục đẩy lên cao hơn, trong ngày hội mẹ Cám trộn một đấu thóc với một đấu gạo, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo nhằm ngăn Tấm không được hưởng niềm vui tinh thần – dự hội cùng mọi người. Mẹ con Cám hết lần này đến lần khác đối xử bất công với Tấm, ngăn cản niềm vui, hạnh phúc của Tấm. Đó là biểu hiện của sự độc ác, tàn nhẫn và bất công.
Trước sự đối xử bất công, Tấm chỉ có duy nhất một phản ứng chính là ôm mặt không, cô chỉ mới dừng lại ở việc ý thức được sự đau khổ, chứ chưa có hành động quyết liệt để thoát nỗi đau khổ đó. Tâm luôn cam chịu, nhẫn nhục một cách thụ động. Và để giải quyết những nỗi ấm ức, bất hạnh của Tấm, Bụt xuất hiện sau mỗi tiếng khóc của cô, Bụt ban cho Tấm: cá bống – làm bạn, quần áo – dự hội, đây đồng thời cũng là cơ hội để Tấm có được hạnh phúc. Và kết quả cô đã trở thành hoàng hậu. Đây là motip quen thuộc trong văn học dân gian thể hiện quan điểm “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.
Nhưng nếu câu chuyện mới chỉ dừng lại ở đó thì Tấm Cám sẽ nhòe mờ trong vô vàn truyện cổ tích có motip tương tự, câu chuyện tiếp tục phát triển với những mâu thuẫn mới xuất hiện. Khi trở thành hoàng hậu, nàng vẫn giữ trọn vẹn đạo hiếu, ngày giỗ cha trở về nhà làm giỗ. Và cũng chính từ đây hàng loạt biến cố trong đời nàng tiếp tục xảy ra. Dì ghẻ bảo Tấm trèo lên cây hái cau. Dì ghẻ ở dưới chặt cây, Tấm thấy động, hỏi thì dì ghẻ bảo đuổi kiến, nhưng kì thực mẹ Cám đang chặt cây cau, cây đổ, Tấm chết và Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Như vậy Tấm bị cướp đoạt mạng sống và ngôi vị, đây là sự tước đoạt cả về quyền lợi vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ở giai đoạn này không còn là cô Tấm cam chịu, Tấm không cam lòng và trở về hoàng cung với nhiều hình dạng khác nhau: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và đều bị mẹ con Cám sát hại dã man. Qua hai chặng từ Tấm bị đối xử bất công đến bị mẹ con Cám hại chết cho thấy mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật càng ngày càng quyết liệt hơn, gay cấn hơn.
Không còn là một nàng Tấm cam chịu trước những bất công, ở chặng thứ hai này, Tấm đã vùng lên phản kháng, đấu tranh một cách quyết liệt. Bởi Tấm không chỉ bị tước quyền lợi vật chất, tinh thần mà còn bị cướp đi cả mạng sống hết lần này đến lần khác, nó đã quá giới hạn chịu đựng của con người. Bởi vậy nàng phải vùng lên đấu tranh, quay trở về tuyên chiến với Cám bằng lời đe dọa: “Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Không chỉ tuyên chiến mà Tấm còn trừng trị Cám một cách thích đáng và quay lại ngôi vị hoàng hậu hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Câu chuyện đến đây còn thêm nhiều ý nghĩa, đó là bài học về “Ác giả ác báo”, khẳng định cái thiện sẽ luôn giành chiến thắng. Đồng thời qua quá trình đấu tranh của Tấm cũng cho thấy hạnh phúc chỉ thực sự bền lâu khi mỗi chúng ta biết đấu tranh và giữ lấy nó.
Thành công của tác phẩm không chỉ ở nội dung đặc sắc mà còn ở hình thức nghệ thuật. Tấm Cám xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, giàu kịch tính theo chiều tăng tiến. Sử dụng linh hoạt các yếu tố thần kì: ông bụt là nhân vật trợ giúp; sự góa thân liên tiếp của Tấm thể hiện ý thức đấu tranh giành hạnh phúc. Nhân vật không đơn nhất một chiều mà có sự phát triển tính cách.
Tấm Cám là câu chuyên hấp dẫn, đặc sắc ở cốt truyện lôi cuốn, có sự phát triển. Qua tác phẩm các tác giả dân gian gửi gắm những quan niệm sâu sắc: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đồng thời truyện cũng phản ánh những mâu thuẫn xung đội trong gia đình thời cổ.
Đề bài: Phân tích truyện Tấm Cám
Bài làm
Dù là truyện loài vật, thần kì hay thế tục thì truyện cổ vẫn mang yếu tố chính là xuất hiện và phản ánh những sự việc xảy ra trong xă hội loài người.
Truyện cổ Tấm – Cám thuộc loại truyện thần kì kể về dời cô Tấm, một có bé bất hạnh phải chịu nhiều nỗi đắng cay, chua xót nhưng được tiên, bụt.. phò trợ nên đã vượt qua và đạt được hạnh phúc trong đời.
Truyện tuy có những chi tiết thần kì giữ vai trò mở nút thắt trong từng tình huống, nhưng trên tất cả là thề hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
Đoạn đầu truyện, dân gian giới thiệu các nhân vật chính và hoàn cảnh sống của họ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám.
Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn gợi mở số phận đắng cay của nhân vật Tấm với người đọc. Đúng vậy, tục ngữ – ca dao cũng đã từng nhắc nhở:
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
Cám thì được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn. Ngược lại thì Tấm bị dì ghẻ bắt làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà không hết việc.
Sau đoạn văn giới thiệu, tình huống thứ nhất xuất hiện do mụ dì ghẻ rất cay nghiệt bày ra. Mụ mang ra hai cái giỏ đưa cho hai chị em đi bắt tôm bắt tép, và ra điều kiện rằng: Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yểm đỏ.
Một điều kiện, một lời hứa khá là công bằng, chẳng bắt ép con ghẻ, cũng chẳng thiên vị con ruột. Đứa nào nhiều hơn thì được thưởng. Thế thôi! Nhưng ai biết được mụ đã nói gì với Cám, con gái cưng của mụ? Tất nhiên trong sinh hoạt hàng ngày mụ dư biết Tấm đã quen với việc mò tôm bất tép, còn Cám thì không. Chỉ một buổi thôi, Tấm đã bắt được một giỏ đầy. Thấy vậv, Cám mới bảo: Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Về hình thức thì câu nói có vần có điệu khiến lời kể hấp dẫn hơn. về nội dung thoạt nghe thì hữu lí, nhưng nghĩ lại cho cùng thì ẩn chứa sau lời nhắc nhở có chút đe dọa kia là một mưu toan. Tin là thật nên Tấm làm theo, còn Cám thì thừa dịp đó trút hết tôm tép vào giỏ của mình rồi ba chân bôn cẳng chạy về nhà.
Tất cả những chi tiết tạo nên tình huống trên giúp người đọc thấy rõ đặc tính của mỗi nhân vật, ai là người chân thật, ai là kẻ dối trá và lừa đảo.
Trước tình cảnh đó, cô Tấm chỉ còn biết khóc. Thế là Bụt xuất hiện. Hiện thực (Tấm) và siêu nhiên thần kì (Bụt) giao hóa để tạo nên tình huổng mới. Nếu không có Bụt xuất hiện thì hướng phát triển của truyện theo chiều hiện thực (chẳng hạn Tấm về nhà, bị mụ dì ghẻ đánh mắng và đuổi đi…). Có Bụt xuất hiện Bụt mới chỉ cho Tấm cách nuôi con cá bống duy nhất còn sót lại trong giỏ. Và bống cũng trở thành con cá thần kì nghe được tiếng người gọi theo lời Bụt dặn để trồi lên…
Bống bống, bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Thế giới siêu nhiên thần kì sống giao hòa với con người bắt đầu từ tình huống này. Tấm làm theo lời Bụt nuôi cá bống ở giếng trong vườn nhà, mỗi ngày gặp nhau bằng câu Bụt dặn. Với người tin thế giới tâm linh thì đó là câu thần chú. Với người bình thường thì đó là câu mật khẩu để nhận ra người cùng phe dù không biết mặt mũi của nhau. Nhờ vậy mà Tấm với bông sống và gập gỡ nhau trong một thời gian dài.
Nhưng sự việc không qua được cặp mắt soi mói, đầu óc nghi ngờ của mụ dì ghẻ. Mụ sai Cám đi rình, học thuộc mấy câu trên, rồi thực hiện âm mưu đen tối của mình. Mụ sai Tấm chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Tấm làm theo. Tới chiều về, Tấm mang cơm ra cho bống như mọi khi. Gọi mãi mà không thấy bống, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Chi tiết kì ảo ấy khiến người đọc có cảm giác rờn rợn. Tính độc ác tăng dần trong con người của hai mẹ con mụ dì ghẻ. Cái chết đã xuất hiện, dù là cái chết của con cá bống. Mà cá bống, trong trường hợp này lại là một phần của lực lượng siêu nhiên bởi có sự dẫn dắt, chỉ bảo của Bụt, rõ hơn là tình thương, là sự giúp đỡ cùa Bụt đối với Tấm – cô bé mồ côi, bất hạnh. Bởi vậy, khi nghe Tấm vừa khóc vừa trình bày sự việc, Bụt đã cho biết là bống đã bị người ta ăn thịt và chi cho cách sử dụng xương của bống. Tấm lục lọi tìm xương của bông khắp vườn, nhưng không thấv. Thấy vậy, một con gà bảo Tấm: Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho.
Tấm làm theo yêu cầu của gà, rồi theo gà vào bếp. Lấy được xương bống, Tấm cho vào bốn cái lọ và chôn dưới bốn chân giường theo lời Bụt dặn.
Chắc chắn Tấm chẳng biết ai ăn thịt bống, nhưng qua đoạn văn thì siêu nhiên (ở đây là Bụt) biết, chỉ cho Tấm cách dùng xương của bống, và sắp xếp cho gà gặp và mách bảo cho Tấm. Gà nói được tiếng người hay người nghe được tiếng gà cũng do quyền năng của siêu nhiên. Quyền năng ấy là điều bí ẩn, cũng như việc chôn bốn lọ đựng xương xuống dưới bốn chân giường để làm gì, sau này chúng thành nhừng thứ gì thì con người chẳng ai biết. Nhưng người đọc nhận ra sự liên can giữa bốn lọ xương với Tấm khi tự đặt ra câu hỏi: Tại sao không chôn bốn lọ xương ây ở một nơi nào khác mà lại chôn dưới bốn chân giường của Tấm? Chính những chi tiết ấy khèu gợi tính tò mò của người đọc khiến họ không muốn đứt câu chuyện.
Truyện được kể tiếp về những ngày hội ở kinh đô. Không muôn Tấm cùng đi, mụ dì ghẻ trộn hai đấu thóc và gạo vào nhau, bảo Tấm lựa hai loại để riêng ra rồi hãy đi. Bụt lại giúp Tấm hai câu thần chú gọi chim sẻ:
Rặt rặt xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào, thì tao đánh chết.
Không có quần áo đẹp đi dự hội, Bụt bảo Tấm đào bôn cái lọ đã chôn dưới bốn chân giường lên. Xương của bống đã hóa thành lễ phục, đỏi giày thêu, con ngựa và yên ngựa. Từ phương tiện để chưng diện, di chuyển ấy Tấm nhanh chóng đi dự lễ hội. Ngựa phóng qua chỗ lội, Tấm bị rơi mất một chiếc giày. Hai chú voi đẫn đầu đoàn xa giá của vua đến dự hội tới đấy đều kêu rống lên, không chịu đi tiếp. Nhà vua phải sai quân hầu tìm hiểu thì vớt được chiếc giày. Nhà vua nhìn kĩ chiếc giày và thầm bảo: Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là một trang tuyệt sắc. Từ chiếc giày ở đây trở lại đầu truyện, những chi tiết tạo nên những tình huống giúp Tấm vượt qua thử thách đều do Bụt, và bống là nhân vật liên can. Chính nhờ chiếc giày được biến hóa từ xương của bông mà Tấm được vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung, dù trước đó khi gặp hai mẹ con Cám trong buổi thử giày nàng đã bị mụ dì ghẻ bĩu rằng: Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chinh vứt ngoài bờ tre. Từ đây trở về sau, các chi tiết chính tạo nên các tình huống chính đều liên can trực tiếp đến sinh mạng của Tâm, và mưu mô ác độc của mụ dì ghẻ và Cám.
Tuy sống sung sướng trong hoàng cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Chi tiết ấy cho người đọc nhận ra Tấm không chỉ là cô gái thật thà mà còn là người con hiếu thảo. Nàng xin phép nhà vua về phụ với dì ghẻ làm cỗ cúng cha thì bị mụ dì ghẻ lợi dụng lòng hiếu thảo ây sai nàng trèo lên cây cau xé lấy một buồng để cúng bố để đốt cây giết nàng. Mụ còn đưa Cám vào cung thay thế vai trò của chị. Nhà vua thì trong bụng không vui, nhưng vẫn không nói gì cả.
Cái chết của Tấm nảy sinh ra một chuỗi tình huống nhỏ tiếp theo. Tấm chết, hóa làm chim vàng anh, bay thẳng về cung nhắc nhở Cám:
Phơi áo chồng tao, phai lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.
Chim vàng anh được vua vô cùng yêu qúy, cho ở lồng vàng. Cám biết được, nghe lời mẹ bắt vàng anh làm thịt nấu ăn và vứt lông chim ra vườn. Lông chim hóa ra hai cây xoan đào được vua cho mắc võng và ngày nào cũng ra nám hóng mát. Mụ dì ghẻ và Cám lén chặt cây làm khung cửi. Cứ mỗi lần ngồi dệt và Cám nghe lời đe dọa.
Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra
Sợ quá, Cám nghe lời mẹ đốt khung cửi rồi sai người mang tro đổ bên vệ đường cách xa hoàng cung. Từ đống tro mọc lên một cây thị chỉ đậu được một quả khi đến mùa, hương thơm ngát tỏa ra khấp nơi. Bà lão hàng nước gần đó thấy bèn xin:
Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.
Về với bà lão hiền từ, Tấm từ quả thị chui ra giúp bà dọn dẹp nhà cửa, múc nước, nấu cơm. Bà lão thấy ]ạ bèn rình xem. Khi thấy cô gái xinh đẹp thì bà ôm choàng lấy, rồi xé vụn võ thị Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con.
Nhân một chuyến vi hành, thấy quán nước sạch sẽ và tươm tất nên nhà vua ghé vào. Bà lão mang cau trầu và nước dáng vua. Thấy miếng trầu têm cánh phượng, vua nhớ tới miếng trầu Tấm têm dâng vua ngày trước, bèn hỏi bà lão. Nhờ vậy mà Tấm và vua đoàn tụ.
Một chuỗi nguyên nhân và kết quả, một chuỗi tình huống nhỏ xuất phát từ cái chết, từ xương thịt của Tấm. Từ chim vàng anh, cây gỗ xoan đào, khung cửi, cây thị đều có gốc từ xương thịt của Tấm mà ra. Nhưng chỉ từ cây thị, quả thị Tấm mới hóa kiếp lại thành người bởi Tấm đã trả xong những món nợ trong quá khứ mà đạo Phật gọi là nghiệp (nghiệp báo) nay ở vào hoàn cảnh gặp được người lành.
Nếu ở truyện cổ Thạch Sanh – Lí Thông, Thạch Sanh thì tha nhưng Trời thì trừng phạt, cả hai mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết thì ở truyện này Tấm lại trả thù, giết chết Cám. Có người cho rằng Tấm nhẫn tâm. Nhưng suy cho cùng thì mẹ con Cám đã tạo nghiệp ác quá nhiều, giết mẹ con Cám là Tấm muôn xóa sạch nghiệp ác ấy, để những người khác không phải chịu hành vi độc ác của mẹ con Cám nếu cả hai còn sống. Cái chết của mẹ con Cám hợp với quy luật: Gieo gió thì gặp bão!
Truyện cổ thần kì Tấm – Cám kể lại số kiếp long đong trong một phần đời của Tấm kể từ ngày mất mẹ, mất cha, và phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em gái cay nghiệt độc ác. Qua nghệ thuật hư cấu truyện với những chi tiết thần kì, phần đời ấy, sự chuyển biến hình tượng của Tấm chính là sự đấu tranh giữa điều thiện với cái ác, là sự mâu thuẫn và xung đột trong gia đình dưới chế độ mẫu hệ. Từ một cô bé mồ côi bị hãm hại phải chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm vẫn giữ ngôi hoàng hậu đã thể hiện sức mạnh của điều thiện trước cái ác.