- Chính tả (Tuần 1 trang 2 Tập 1)
- Demo
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 1-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 2-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 3-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 4-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 5-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 6-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 7-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 8-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn (đề 9-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 10-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 11-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 12-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 13-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 14-có đáp án)
- Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề số 15- đề số 29 có đáp án)
Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 5-có đáp án)
đề thi thử vào 10 môn văn
Câu 1(3 điểm): (đề thi thử vào 10 môn văn)
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
– Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2) Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?
3) Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó.
Câu 2(5 điểm)
Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” thuộc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có câu thơ: “Tà tà bóng ngả về tây”.
- Hãy chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.
- Chúng ta đều biết: “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng của con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết : Nao nao dòng nước uốn quanh. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?
- Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” có cách dùng từ như vậy.
- Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng- phân- hợp, nội dung diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên.(Trong đoạn có dùng một phép liên kết câu, chỉ rõ phép liên kết đó.)
Câu 3 (2 điểm) (đề thi thử vào 10 môn văn)
Ngày nay, các phương tiện thông tin nghe nhìn ngày càng phát triển đã đem lại thuận lợi không nhỏ cho việc nâng cao hiểu hiết của con người nhưng điều đó cũng phần nào làm cho nhiều bạn trẻ không còn ham mê đọc sách. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (đề thi thử vào 10 môn văn)
Câu 1(3 điểm)
1) §o¹n truyÖn trªn n»m trong t¸c phÈm “Lµng” ( 0,25®).
T¸c gi¶ lµ Kim L©n. ( 0,25®)
Hoµn c¶nh s¸ng t¸c: TruyÖn ng¾n Lµng ®îc viÕt vµo thêi k× ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p vµ ®¨ng lÇn ®Çu tiªn trªn t¹p chÝ V¨n nghÖ n¨m 1948( 0,5®).
2) Nãi ”Lµng Chî DÇu chóng em ViÖt gian” lµ c¸ch nãi ho¸n dô – lÊy lµng ®Ó chØ nh÷ng ngêi d©n lµng Chî DÇu( 0,5®).
3) §èi víi ngêi n«ng d©n, c¨n nhµ lµ c¬ nghiÖp cña c¶ mét cuéc ®êi. VËy mµ «ng Hai sung síng hÓ h¶ loan b¸o cho mäi ngêi biÕt c¸i tin ”T©y nã ®èt nhµ t«i råi b¸c ¹” mét c¸ch tù hµo nh khoe vÒ mét chiÕn c«ng. Hµnh ®éng nµy kh«ng b×nh thêng nhng l¹i hoµn toµn ch©n thùc. C¸i sù viÖc phò phµng kia lµ minh chøng kh¼ng ®Þnh lµng «ng kh«ng theo giÆc. Dêng nh «ng coi ®ã lµ mét ®ãng gãp cho kh¸ng chiÕn, lµ mét niÒm h¹nh phóc. Trong niÒm vui lín lao Êy, sù mÊt m¸t kia ch¼ng thÊm vµo ®©u. Trong sù ch¸y rôi cña nhµ «ng cã sù håi sinh cña lµng Chî DÇu, c¸i lµng xøng ®¸ng víi t×nh yªu, niÒm tù hµo trong «ng. Tµi s¶n riªng bÞ ph¸ huû nhng danh dù cña lµng ®îc b¶o toµn. Lµng Chî DÇu vÉn lµ lµng anh dòng kh¸ng chiÕn. §ã lµ niÒm vui k× l¹, thÓ hiÖn mét c¸ch ®au xãt vµ c¶m ®éng tinh thÇn yªu níc vµ c¸ch m¹ng cña ngêi d©n VN trong kh¸ng chiÕn ( 1,5®).
Câu 2
- Chép đúng đoạn thơ (0,5 đ)
- Cách dùng từ “nao nao” mang lại ý nghĩa cho câu thơ: Cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên nhuốm màu tâm trạng con người. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm về một điều gì đó không bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: nấm mộ Đạm Tiên và chàng Kim Trọng. (0,5 đ)
- Hai câu thơ cùng có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
“ Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?” (0,5đ)
- Đoạn văn:
- Hình thức (1,5 đ)
– Viết đúng đoạn văn tổng – phân- hợp: 0,5 đ
– Sử dụng được một phép liên kết câu: 0,5 đ
– Diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi câu… (0,5 đ)
- Nội dung (2đ)
– Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
+ Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân; ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang (0,25 đ)
+ Mọi chuyển động của con người và thiên nhiên đều như chậm lại: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.(0,5đ)
+Cảnh đã có sự thay đổi về về thời gian, không gian. Không còn bát ngát trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội mà đang nhạt dần, lặng dần.(0,5đ)
+ Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”… không chỉ thể hiện sắc thái của cảnh vật mà còn gợi những bâng khuâng, xao xuyến trong hồn người. Có nỗi buồn man mác, sự tiếc nuối trước ngày hội vừa đi qua và dường như có cả dự cảm về điều đang tới.(0,5đ)
+ Đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của tác giả.(0,25đ)
Câu 3 (2đ) (đề thi thử vào 10 môn văn)
- Yêu cầu về kĩ năng: (0,5đ)
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Yêu cầu về kiến thức: (1, 5đ)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
+ Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25đ)
+ Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.(0,25đ)
+ Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh… cho con người. (0,5đ)
+ Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. (0,25 đ)
+ Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. (0,25đ)
——————————————————————————————————-