Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9: Các nước Mĩ  La-tinh

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9

Câu 1. Các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lý nào?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Vùng Bắc Mĩ
  2. Vùng Nam Mĩ
  3. Châu Mĩ
  4. Vùng Trung và Nam Mĩ

Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?

  1. Thuộc địa của Anh, Pháp.
  2. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  3. Những nước hoàn toàn độc lập.
  4. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 3. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  1. Thực dân Anh
  2. Đế quốc Mĩ
  3. Thực dân Pháp
  4. Đế quốc Nhật

Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?

  1. “Đại lục mới trỗi dậy”
  2. “Đại lục bùng cháy”
  3. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất
  4. “Đại lục bùng cháy” và “Đại lục mới trỗi dậy”

Câu 5. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  3. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
  4. Giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 6. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì?

  1. Dân tộc.
  2. Dân chủ.
  3. Dân tộc – dân chủ.
  4. Chống phân biệt chủng tộc.

Câu 7. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Bãi công của công nhân.
  2. Đấu tranh chính trị.
  3. Đấu tranh vũ trang.
  4. Sự nỗi dậy của người dân.

Câu 8. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây?

  1. 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 đến nay.
  2. 1945 – 1959, 1959 – 1975, 1975 đến nay.
  3. 1945 – 1954, 1954 – 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay.
  4. 1945 – 1959,1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay.

Câu 9. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Đại lục bùng cháy”?

  1. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
  2. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
  3. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ.
  4. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.

Câu 10. Ai là lãnh tụ phong trào 26/7/1953 của cách mạng Cu Ba?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Chê Ghê -va- na

b Phi-đen Cax-tơ-rô

  1. Ra-un Cax-tơ-rô
  2. A-gien-đê

Câu 11. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba?

  1. Cuộc đổ bộ của tàu “Gran-ma” lên đất CuBa (1956).
  2. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
  3. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
  4. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?

  1. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoải.
  2. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
  3. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
  4. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Câu 13. Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?

  1. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Batixta.
  2. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.
  3. Mĩ bao vây cấm vận.
  4. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Câu 14. Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?

  1. Mê-hi-cô
  2. Cu Ba
  3. Chi-lê
  4. Vê-nê-du-ê-la

Câu 15. Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh”?

  1. Ac-hen-ti-na
  2. Braxin
  3. Cu Ba
  4. Mê-hi-cô

ĐÁP ÁN

1.d       2.d       3.b       4.b       5.c       6.c       7.c       8.d       9.b       10.b

11.b    12.d    13.b    14.b    15.c