- Đề thi vào 10 môn Lịch sử năm học 2019-2020 Bộ GDĐT -có đáp án
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10 :Bài 1 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10 : Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 3 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 4 Các nước châu Á
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 5 Các nước Đông Nam Á
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 6 Các nước châu Phi
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 7 Các nước Mĩ La-tinh
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 8 Nước Mĩ
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 10 Các nước Tây Âu
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 11 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 12 Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kỹ thuật
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 13 Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 14 Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 15 Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 16 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 17 Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 19 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 20 Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 21 Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 22 Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 23 Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: bài 24 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
- Trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 25 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 – 1954)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 28 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965 – 1973)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 30 Hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 31 Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 32 Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 33 Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10: Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đến năm 2000
- Đề cương lịch sử 9 học kì 2- Có đáp án chi tiết
- Đề cương lịch sử 9 học kì 1- Có đáp án chi tiết
Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)
Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9
Câu 1: Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973 -1975 có gì khác trước?(bài tập trắc nghiệm lịch sử 9)
- Khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Khôi phục phát triển kinh tế – văn hóa.
- Tiếp tục chi viện cho miền Nạm và chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
- Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pari có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc?
- Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.
- So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.
- Miền Bắc trở lại hòa bình.
- Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.
Câu 3. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta ngày nào?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)
- 25/3/1973
- 26/3/1973
- 28/3/1973
- 29/3/1973
Câu 4. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pari?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)
- Rút quân Mĩ về nước.
- Rút quân Đồng minh về nước.
- Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.
- Lập bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 5. Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari?
- Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định lấn chiếm” vùng giải phóng.
- Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.
- Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.
- Lập Bộ chỉ huy quân sự.
Câu 6. Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nhận định kẻ thù của nhân dân ta là:
- Nguỵ quyền Sài Gòn.
- Mĩ và quân đồng Minh của Mĩ.
- Để quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
- Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Câu 7. Cuối 1974 đầu 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông – Xuân, trọng tâm là đâu?
- Đồng bằng Nam Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Trung Bộ và Khu V.
- Mặt trận Trị – Thiên.
Câu 8. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông – Xuân 1974 – 1975 là gì?
- Chiến thắng Đường 9 – Nam Lào.
- Đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ – Ngụy.
- Chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
- Chiến dịch Tây Nguyên
Câu 9. Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?
- Quân Mĩ và quân Đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
- Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi.
- Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.
- Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.
Câu 10.Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1/1975 quân dân ta ở miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi. Thắng lợi nào sau đây chưa chính xác?
- Đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm”.
- Bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng.
- Giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
- Giải phóng Buôn Ma Thuột.
Câu 11. Kế hoạch giải phóng miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?
- 1972 – 1973
- 1973- 1974
- 1974- 1975
- 1975-1976
Câu 12. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng. Hãy chỉ ra tính nhân văn trong kế hoạch đó?(bài tập trắc nghiệm lịch sử 9)
- Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.
- Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Câu 13. Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
- Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa.
- So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
- Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
- Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 14. Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?
- Đảng đề ra kế hoạch giải phỏng miền Nam trong hai năm 1975- 1976.
- Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân ta, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá.
- b và c đúng.
Câu 15. Lý do nào là chủ yếu ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên cho chiến dịch giải phóng miền Nam 1975?
- Vì Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, địch tập trung lực lượng ở đây dày đặc.
- Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, nhưng địch tập trung quân mỏng, bố phòng nhiều sơ hở.
- Vì Tây Nguyên có một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Ngụy ở miền Nam.
- Vì nếu chiếm được Tây Nguyên cắt đôi miền Nam.
Câu 16. Mở đầu chiến dịch Tây Nguyên (4/3/1975) ta đánh nghi binh ở đâu?(bài tập trắc nghiệm lịch sử 9)
- Buôn Ma Thuột
- Kon Tum
- Plâycu
- Plâycu – Kon Tum
Câu 17. Ta bắt đầu tấn công vào Buôn Ma Thuột ngày nào?
- 4/3/1975
- 10/3/1975
- 11/3/1975
- 24/3/1975
Câu 18. Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng ngày nào?
- 4/3/1975
- 10/3/1975
- 11/3/1975
- 24/3/1975
Câu 19. Thời điểm nào Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung?
- 10/3/1975
- 11/3/1975
- 14/3/1975
- 24/3/1975
Câu 20. Ta đã điểm đúng huyệt quân thù, vì đây là vị trí then chốt. Đó là ý nghĩa của chiến thắng nào?
- Chiến thắng Buôn Ma Thuột.
- Chiến thắng Tây Nguyên,
- Chiến thắng Huế.
- Chiến thắng Đà Nẵng.
Câu 21. Ghi sự kiện vào các niên đại dưới đây cho phù hợp
- 4/3/1975 ………………………………………………..
- 10/3/1975 ………………………………………………..
- 12/3/1975 ………………………………………………..
- 14/3/1975 ………………………………………………..
Câu 22. Điền niên đại vào chỗ ô trống
- ……………………. chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu.
- ……………………. chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.
- ……………………. quân ta tiến vào cố đô Huế.
- ……………………. giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- ……………………. giải phóng Tam Kỳ.
- ……………………. giải phóng Quảng Ngãi.
- ……………………. giải phóng Đà Nẵng.
Câu 23. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phỏng hoàn toàn miền Nam.
- Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.
- Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
- Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Câu 24. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Huế – Đà Nẵng?
- Mở ra quá trình sụp đổ không sao gượng nổi của ngụy quyền Sài Gòn.
- Gây nên tâm lý tuyệt vọng của quân ngụy, đưa cuộc tiến công và nổi dậy của ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo.
- Tạo điều kiện giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Bộ còn lại.
- Dồn ngụy quân, ngụy quyền vào thế bị động lúng túng.
Câu 25. Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong chiến dịch nào?
- Chiến dịch Tây Nguyên
- Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Tất cả chiến dịch trên.
Câu 26. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 : Mốc mở đầu và kết thúc?
- Mở đầu 9/4/1975, kết thúc 30/4/1975.
- Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 30/4/1975.
- Mở đầu 19/3/1975, kết thúc 02/5/1975.
- Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02/5/1975.
Câu 27. Năm đời tổng thống Mĩ nối tiếp nhau điều hành qua 4 kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Vậy tổng thống nào nếm chịu sự thất bại cuối cùng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam?
- Ních-sơn
- Giôn-sơn
- Pho
- Ken-nơ-di
Câu 28. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bao nhiêu năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc?
- 20 năm
- 21 năm
- 25 năm
- 30 năm
Câu 29. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh?(bài tập trắc nghiệm lịch sử 9)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Đây là thắng lợi có tính quyết định nhất.
- Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.
- Thắng lợi có tinh chất thời đại, làm phá sản học thuyết Ních-Xơn.
Câu 30. Nguyên nhân nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn
- Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
- Có hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
- Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.
Câu 31. Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta.
- Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, thông nhất, đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
ĐÁP ÁN
1.d 2.c 3.d 4.d 5.a 6.c 7.b 8.c 9.b 10.d
11.d 12.d 13.b 14.d 15.b 16.d 17.b 18.d 19.c 20.a
- a. Ta đánh nghi binh ở Playcu – Kontum
- Ta tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột
- Địch mở cuộc phản công tái chiếm Buôn Ma Thuột
- Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên
- Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc
- (a. 10/3/1975; b. 24/3/1975; c. 10h30’25/3/1975; d. 26/3/1975; e. 24/3/1975; g. 25/3/1975; h. 29/3/1975)
23.c 24.b 25.c 26.d 27.c 28.d 29.a 30.b 31.c