Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9

Câu 1. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. 1/10/1954
  2. 10/10/1954
  3. 10/5/1955
  4. 10/5/1956

Câu 2. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?

  1. 10/10/1954
  2. 16/5/1954
  3. 10/10/1955
  4. 16/5/1955

Câu 3. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội hai bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực trong thời gian:

  1. 100 ngày.
  2. 200 ngày,
  3. 300 ngày.
  4. 400 ngày.

Câu 4. Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì?

  1. Chống phá cách mạng miền Bắc.
  2. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
  3. Cô lập miền Bắc.
  4. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 5. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau 1954 là gì(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Miền Bắc hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  2. Miền Nam tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.
  3. a và b đúng
  4. a và b sai

Câu 6. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào?

  1. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, Đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam.
  2. Đất nước chia cắt 2 miền dưới hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
  3. a và b sai.
  4. a và b đúng.

Câu 7. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

  1. Có vai trò quan trọng nhất.
  2. Có vai trò cơ bản nhất.
  3. Có vai trò quyết định trực tiếp.
  4. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 8. Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
  2. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
  3. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
  4. Tất cả lý do trên.

Câu 9. Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

  1. “Tấc đất, tấc vàng”.
  2. ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”
  3. “Ngươi cày có ruộng”.
  4. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

Câu 10. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?

  1. Giải phóng giai cấp nông dân.
  2. Tiến hành cải cách ruộng đất.
  3. Khôi phục kinh tế.
  4. Cải tạo XHCN.

Câu 11. Điền vào chỗ trống:

“Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (1953 – 1956), có khoảng….(a) ruộng đất …. (b)… trâu bò, ….. (c)…. nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho (d)…. hộ nông dân”.

Câu 12. Miền Bắc đã hoàn toàn cải cách ruộng đất vào năm nào?

  1. 1954
  2. 1955
  3. 1956
  4. 1957

Câu 13. Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc?

  1. Thực hiện được “người cày có ruộng”.
  2. Bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi.
  3. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng. Khối liên minh công nông được củng cố.
  4. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân.

Câu 14. Ý nghĩa của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954-1957)?

  1. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
  2. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.
  3. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.
  4. Cả ba ý trên.

Câu 15. Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?

  1. 1954- 1956
  2. 1956- 1958
  3. 1958- 1960
  4. 1954- 1957

Câu 16. Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?

  1. Thương nghiệp
  2. Nông nghiệp
  3. Thủ công nghiệp
  4. Công nghiệp

Câu 17. Đến năm 1960, miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp. Đó là kết quả của thời kỳ nào?

  1. Cải cách ruộng đất
  2. Khôi phục kinh tế
  3. Cải tạo XHCN
  4. Câu a và b đúng.

Câu 18. Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958-1960) là gì?

  1. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.
  2. Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động.
  3. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho người đi chiến đẩu và phục vụ chiến tranh.
  4. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

Câu 19. “Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kỳ nào?

  1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
  2. Phong trào cách mạng 1936 – 1939
  3. Cải cách ruộng đất 1954.
  4. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 – 1960.

Câu 20. Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 – 1960 là:

  1. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.
  2. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
  3. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
  4. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.

Câu 21. Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Họ là giai cấp nào?

  1. Tư sản dân tộc.
  2. Tư sản mại bản.
  3. Địa chủ phong kiến
  4. Tiểu tư sản.

Câu 22. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

  1. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
  2. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình.
  3. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  4. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.

Câu 23. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ những năm 1954 -1959 diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Biểu tình.
  2. Đấu tranh chính trị.
  3. Đấu tranh vũ trang.
  4. Chính trị kết hợp vũ trang.

Câu 24. “Phong trào ra đời với Bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ Hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?

  1. Chống khủng bố đàn áp của Mĩ – Diệm.
  2. Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nắng.
  3. “Phong trào hòa bình” ờ Sài Gòn Chợ Lớn.
  4. Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.

Câu 25. Mĩ – Diệm ra “đạo luật 10- 59” vào thời gian nào?

  1. Tháng 4/1959.
  2. Tháng 5/1959.
  3. Tháng 10/1959.
  4. Tháng 11/1959.

Câu 26. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?

  1. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  2. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
  3. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
  4. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 27. Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng nhân dân Trà Bồng-Quảng Ngãi đã nổi dậy vào thời gian nào?

  1. 5/1959
  2. 6/1959
  3. 7/1959
  4. 8/1959

Câu 28. Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào ngày nào?

  1. 17/1/1959
  2. 17/2/1959
  3. 17/3/1959
  4. 17/4/1959

Câu 29. ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là:

  1. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.
  2. Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa.
  3. Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.
  4. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.

Câu 30. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?(Bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 ôn vào 10)

  1. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
  2. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  3. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
  4. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 31. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?

  1. 20/9/1960.
  2. 20/10/1960.
  3. 20/11/1960.
  4. 20/12/1960.

Câu 32. Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?

  1. Đại hội lần thứ I
  2. Đại hội lần thứ II.
  3. Đại hội lần thứ III.
  4. Đại hội lần thứ IV.

Câu 33. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Bắc sẽ là gì?

  1. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
  2. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
  3. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.
  4. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam

Câu 34. Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì?

  1. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng XHCN ở miền Bắc.
  2. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất.
  3. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất.
  4. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.

Câu 35. Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là gì?

  1. Công nghiệp nhẹ.
  2. Công nghiệp nặng,
  3. Cải tạo XHCN.
  4. Xây dựng CNXH.

Câu 36. Đại hội Đảng III xác định nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền là gì?

  1. Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN.
  2. Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  3. Thực hiện thống nhất nước nhà.
  4. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Câu 37. Trong giai đoạn 1961 – 1965 miền Bắc đã phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng đó là :

  1. Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội)
  2. Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà.
  3. Khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điển, sứ Hải Dương…
  4. Pin Văn Điển, Sứ Hải Dương, Dệt 8 – 3, Dệt kim Đông Xuân…

Câu 38. Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) là gì?

  1. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
  2. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
  3. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu.
  4. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.

Câu 39. Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu miền Bắc đạt được trong kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) là gì?

  1. Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
  2. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  3. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.
  4. Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.

Câu 40. Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  1. Dùng người Việt đánh người Việt.
  2. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
  3. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
  4. Phá hoại cách mạng miền Bắc.

Câu 41. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964) Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Đây là đánh giá thành tựu của thời kì nào?

  1. Thời kì khôi phục kinh tế.
  2. Kế hoạch 5 năm lần 1.
  3. Thời kì cải tạo quan hệ sản xuất.
  4. Cả ba thời kì trên.

Câu 42. Trong hai năm (1964-1965) Mĩ và chính quyền Sài Gòn đặt yêu cầu “bình định” có trọng điểm miền Nam bằng kế hoạch gì?

  1. Kế hoạch Sta-lây Tay-lo.
  2. Kế hoạch Giôn-xơn Mác-Na-ma-ra.
  3. Lập ấp chiến lược.
  4. a và b đúng.

Câu 43. Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

  1. Ngụy quân.
  2. Ngụy quyền,
  3. “Ấp chiến lược”.
  4. Đô thị (hậu cứ).

Câu 44. Mĩ-Ngụy xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược” nhằm mục đích gì?

  1. Tách cách mạng ra khỏi dân, nhằm cô lập cách mạng.
  2. Hỗ trợ chương trình “bình định” miền Nam của Mĩ-Ngụy.
  3. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân.
  4. a, b và c đúng.

Câu 45. Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  1. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
  2. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
  3. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
  4. “Bình định” toàn bộ Miền Nam.

Câu 46. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  1. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng.
  2. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng
  3. “Bình định” miền Nam có trọng điểm.
  4. “Bình định” trên toàn miền Nam.

Câu 47. Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

  1. An Lão
  2. Ba Gia
  3. Ấp Bắc
  4. Bình Giã

Câu 48. Cuộc đấu tranh chính trị nào đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn trong năm 1963?

  1. Biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8/5/1963).
  2. Hòa thượng Thích Quản Đức tự thiêu để phản đối Diệm (11/6/1963).
  3. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16/6/1963).
  4. Cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ anh em Diệm – Nhu (1/11/1963).

Câu 49. Chiến thắng quân sự nào tiêu biểu nhất làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

  1. Chiến thắng An Lão
  2. Chiến thắng Bạ Gia.
  3. Chiến thắng Bình Giã
  4. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 50. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm?

  1. Do nội bộ chính quyền Ngụy mâu thuẫn.
  2. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh.
  3. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.
  4. Do phong trào đấu tranh quyết liệt của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận, làm rung chuyển chế độ Sài Gòn.

ĐÁP ÁN

  1. b       2.d       3.c       4.b        5.c       6.d       7.c       8.b       9.c       10.b
  2. (a. 81 vạn hecta; b. 10 vạn; c. 1,8 triệu; d. 2 triệu) 12.c    13.c      14.d

15.c     16.b    17.c      18.d     19.d     20.b     21.a     22.b     23.b       24.c

25.b     26.c     27.d     28.a     29.c     30.d     31.d     32.c     33.b      34.c

35.d     36.d     37.b     38.d     39.d     40. a    41.d    42.d     43.c        44.d

45.b     46.b     47.c     48.c      49.c      50.d