- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Vợ nhặt – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chí Phèo (trang 23) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 36 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (những đặc điểm trong cách kể của tác giả) – Kết nối tri thức
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (hay nhất)
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện Vợ nhặt
- Soạn bài (Nói và nghe trang 45) Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện – Kết nối tri thức
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện Vợ nhặt
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện Chí Phèo
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 48 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Cải ơi – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 54 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nhớ đồng – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Nhớ đồng (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Nhớ đồng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tràng giang (trang 59) – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tràng giang (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tràng giang – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Con đường mùa đông – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Con đường mùa đông (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Con đường mùa đông – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 65 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm) – Kết nối tri thức
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (hay nhất)
- Soạn bài (Nói và nghe trang 71) Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thời gian (trang 74) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 75 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Cầu hiền chiếu – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Cầu hiền chiếu (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Cầu hiền chiếu – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tôi có một ước mơ – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Tôi có một ước mơ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tôi có một ước mơ (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tôi có một ước mơ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Điều tâm đắc khi đọc văn bản Tôi có một ước mơ
- Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông
- Sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc nhớ đồng
- Suy nghĩ về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
- Suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện Vợ nhặt
- Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 85) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Một thời đại trong thi ca – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Một thời đại trong thi ca (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Một thời đại trong thi ca – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Top 30 Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 89 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
- Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tiếp xúc với tác phẩm – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tiếp xúc với tác phẩm (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tiếp xúc với tác phẩm – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 101 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lời tiễn dặn (trang 102) – Kết nối tri thức
- Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn
- Tóm tắt Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Lời tiễn dặn (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Dương phụ hành – Kết nối tri thức
- Đoạn văn điều tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành
- Bố cục văn bản Dương phụ hành (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Dương phụ hành – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thuyền và biển – Kết nối tri thức
- So sánh bài thơ trữ tình có câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển
- Bố cục văn bản Thuyền và biển (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Thuyền và biển – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 112 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
- Nghị luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Nghị luận về Sự chân thành và khát vọng trong tình yêu
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở
- Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu
- Nghị luận về Sự chân thành và khát vọng trong tình yêu
- Nghị luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Thảo luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nàng Ờm nhắn nhủ – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề (trang 126) – Kết nối tri thức
- Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét
- Tóm tắt Sống, hay không sống – đó là vấn đề – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trang 132) – Kết nối tri thức
- Suy nghĩ về vấn đề xã hội được đề cập trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Kết nối tri thức
- Soạn bài (Nói và nghe trang 149) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) – Kết nối tri thức
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Prô-mê-tê bị xiềng – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Prô-mê-tê bị xiềng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Prô-mê-tê bị xiềng (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Prô-mê-tê bị xiềng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 155 (Hệ thống hóa kiến thức đã học) – Kết nối tri thức
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Kết nối tri thức
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Kết nối tri thức
Ở lớp 10, bạn đã được thực hành viết báo cáo nghiên cứu, bước đầu rèn luyện kĩ năng trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề mà bạn quan tâm. Trong phần thực hành viết của Bài 5 này, bạn sẽ lựa chọn một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội để viết báo cáo nghiên cứu nhằm phát triển kĩ năng sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; kĩ năng trích dẫn, ghi cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
* Yêu cầu
– Nêu được đề tài nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.
– Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.
– Biết thực hiện các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, khai thác được các nguồn tham khảo đáng tin cậy.
– Biết sử dụng các trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có.
* Phân tích bài viết tham khảo
Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc
rồng thành bậc điện Kính Thiên
1. Đặt vấn đề
Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu: Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.
2. Giải quyết vấn đề
– Trình bày các kết quả nghiên cứu
– Sử dụng hình minh họa cho kênh chữ
– Thu thập thông tin từ nhiều nguồn
– Phân tích, đánh giá thông tin
3. Kết luận
Khẳng định quan điểm của người viết
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?
Trả lời:
– Đề tài: Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.
– Góc độ tiếp cận: Góc độ văn hóa.
Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?
Trả lời:
Những luận điểm đã sử dụng:
– Rồng chầu thành bậc ở điện Kính Thiên là một hạng mục trang trí kiến trúc.
– Mĩ thuật Trung Hoa với những bức tranh hay phù điêu rồng cực lớn.
Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?
Trả lời:
– Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ các nguồn:
+ Luận án tiến sĩ: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.
+ Tạp chí văn hóa học: Từ góc nhìn tứ linh khám phá tâm thức văn hóa rồng của người Việt và người Hán.
+ Sách: Hoàng thành Thăng Long.
– Những thông tin này có độ chính xác cao, có tính tin cậy và khách quan.
Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?
Trả lời:
– Tài liệu tham khảo chứa những thông tin: Tác giả, năm công bố, tên tác phẩm, tên tạp chí, luận án hoặc tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, số, các số trang.
– Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự: ABC họ tên tác giả của tài liệu.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
Lựa chọn đề tài
Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hóa – lịch sử, một vấn đề khoa học – nghệ thuật, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,… Để lựa chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên bạn cần xác định phạm vi vấn đề mà mình thực sự quan tâm, hứng thú, sau đó, lựa chọn một góc độ tiếp cận phù hợp với vấn đề, có thể là từ góc độ lịch sử, địa lí, khoa học hay nghệ thuật, hoặc liên ngành – kết hợp nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Từ mỗi góc độ tiếp cận, hãy đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và chọn một câu hỏi mà bạn hứng thú nhất và viết một nhận định về mục tiêu nghiên cứu của mình. Ví dụ, khi đọc văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, bạn muốn tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê, có thể tham khảo sơ đồ gợi ý sau:
Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin
Mỗi nguồn tài liệu có thể cung cấp những loại thông tin khác nhau, phù hợp với những chủ đề khác nhau. Các từ điển bách khoa có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề. Các tài liệu tham khảo chuyên môn cho biết những thông tin chi tiết, cụ thể. Các bản ghi chép bài phỏng vấn, diễn văn giúp hiểu hơn về các chủ đề lịch sử, văn chương, khoa học. Báo và tạp chí cung cấp những tin tức, sự kiện,… mới nhất về vấn đề mà bạn quan tâm.
Các văn bản quảng cáo cho biết thêm thông tin về các chủ đề liên quan đến kinh tế, văn hóa đại chúng. Các ảnh chụp, video clip, bản ghi âm, tư liệu về hiện vật được trưng bày trong bảo tàng; các hình ảnh minh họa, bản đồ, bảng biểu, số liệu;… cho biết những tri thức cụ thể, chi tiết về vấn đề;… Trước khi tìm kiếm thông tin, hãy cân nhắc nguồn tư liệu nào có ý nghĩa nhất đối với nghiên cứu của bạn.
Xét về nguồn gốc, có thể chia các tài liệu thành hai loại: tài liệu gốc và tài liệu phái sinh. Tài liệu gốc là nguồn tài liệu được tạo ra bởi những người trực tiếp chứng kiến, tham gia các sự kiện, ví dụ: thư từ, nhật kí, diễn văn, ảnh chụp, tự thuật, email, bản tường thuật từ ngôi thứ nhất,… Nguồn tài liệu gốc có thể giúp bạn hình dung ra được không khí và các chi tiết cụ thể về sự kiện, song thường chứa đựng cái nhìn có tính chất thiên kiến của tác giả. Nguồn tài liệu phái sinh là những bản ghi được tạo ra sau các sự kiện, bởi những người không trực tiếp chứng kiến, tham gia, ví dụ: tiểu sử, từ điển bách khoa, bản ghi lời kể của người được chứng kiến,… Tài liệu phái sinh có thể đưa lại cái nhìn tổng quan, đa chiều về vấn đề, nhưng độ tin cậy lại phụ thuộc vào nguồn tài liệu mà chúng dựa vào.
Sau khi thu thập được những thông tin đáng tin cậy, bạn cần lưu trữ chúng một cách hệ thống, khoa học. Có một số cách phổ biến để lưu trữ thông tin như: tóm tắt, trích dẫn. Tóm tắt là nắm bắt các nội dung cốt lõi của tài liệu và diễn đạt chúng một cách ngắn gọn dựa vào các từ khóa. Trích dẫn là ghi chép nguyên văn các thông tin và sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những phần trích dẫn (trích dẫn trực tiếp) hoặc diễn giải lại các thông tin bằng ngôn ngữ của mình (trích dẫn gián tiếp).
2. Xây dựng đề cương
Sau khi đã có được những thông tin bao quát về vấn đề, bạn có thể tìm thấy một cách triển khai vấn đề riêng của mình. Hãy tham khảo phần hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu đã được học ở sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một, tr. 117 – 118 để phác thảo đề cương chi tiết cho đề tài của bạn.
3. Viết
– Khi viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu (tham khảo phần hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một, tr. 118).
– Lưu ý, bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Bài viết tham khảo:
Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam
1. Đặt vấn đề
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Giải quyết vấn đề
Trước hết, là những ghi chép về Champa trong lịch sử Trung Quốc được tìm thấy trong bộ sử Hán thư, Lương sử, Cựu Đường thư, Tân Đường thư, Tống sử… Các nhà nghiên cứu đều dựa vào những nguồn sử liệu này để dựng lại lịch sử Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành. Những tư liệu của Trung Quốc viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa không có tính hệ thống, rời rạc và sơ sài, nhiều khi thiếu chính xác. Kế đến là những nghiên cứu, khảo sát thực địa của người Pháp. Tư liệu cổ nhất của người Châu Âu viết về người Chăm có lẽ là của một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông làm quan dưới triều đại Mông-Nguyên của Hốt Tất Liệt. Năm 1298, sau một lần được cử đi làm sứ giả ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Champa, ông đã ghi chép khá tỉ mỉ về người Chăm và đời sống của họ trong cuốn Lelivre de Marco Polo (cuốn sách của Marco Polo) (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Vào thế kỉ XIV, một số linh mục đi truyền giáo đã đến Champa. Linh mục Odoric de Pordennone có ghi chép về phong tục, tập quán của người Chăm trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á xuất bản tại Paris.
Những tư liệu lịch sử của Việt Nam liên quan đến Chiêm Thành có thể tìm thấy trong Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sử liệu của các triều đại Việt Nam từ Lý-Trần đến triều Nguyễn. Nhưng những sử liệu nói trên chủ yếu nói về việc triều cống, giao tranh, hòa hiếu (Phan Quốc Anh, 2006, tr.18). Mặc dù vậy, đó là những ghi chép thành văn chính thống rất quan trọng để đối chiếu với ghi chép trên văn bia của Champa. Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã dành một phần nói về không gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập về không gian văn hóa Chăm ở khu vực này. Cuối cùng, là Trương Sỹ Hùng với tác phẩm Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á (2010), phân tích yếu tố Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Từ đó, làm nổi bật lên đặc điểm, vai trò trong sáng tác văn chương của người Chăm trong tác phẩm Deva Mưnô, Inra Patra, Ariya Cam – Bini,… Trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam (2004) tác giả Huỳnh Công Bá đã dành hai chương để trình bày về quá trình giành độc lập của Champa, phân tích những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị, đời sống văn hóa, xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh vào quá trình hội nhập của người Chăm vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Cuối cùng, Phan Thành Long chủ biên công trình Lí luận giáo dục (2010), nội dung chính của cuốn sách trình bày về quá trình giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đây là vấn đề có tính chất lí luận mà khi nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục không thể bỏ qua.
3. Kết luận
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa được xuất bản thành sách, báo và tạp chí rất đa dạng và phong phú, được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Nhưng chưa có công trình khảo cứu nào đề cập đến vấn đề giáo dục của người Chăm trong lịch sử mang tính chất hệ thống và đầy đủ. Ngay cả, hình thức học tập và sinh hoạt nội trú của học sinh người Chăm nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung hiện nay cũng chưa có sự quan tâm, chú ý nhiều từ các nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục. Việc tổng luận các công trình nghiên cứu về người Chăm ở Việt Nam chưa phải là bảng thống kê đầy đủ các tác giả cũng như tác phẩm, mà chỉ phản ánh một phần giúp độc giả có cái nhìn tổng quát những hiểu biết về văn hóa Chăm.
Tài liệu tham khảo
1. Abd. Karim, Báo Thị Hoa (giới thiệu và trình bày). 2007. “Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose.
2. Đỗ Văn Tú. 1973. Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành.
3. Phan Văn Viện. 2007. Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. Phan Xuân Biên (chủ biên). 1989. Người Chăm ở Thuận Hải. Sở Văn hóa Thông tin Thuận Hải xuất bản.
4. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:
– Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo.
– Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
– Các luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ.
– Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp).