Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) - Kết nối tri thức

* Yêu cầu

– Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trách nhiệm của tuổi trẻ học đường.

– Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề.

– Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu.

– Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận.

  1. Chuẩn bị thảo luận

– Ở phạm vi tập thể, trước khi thực hành nói và nghe, cần trao đổi ý kiến để chọn đề tài thảo luận phù hợp, có khả năng lôi cuốn được nhiều người tham gia phát biểu ý kiến. Có thể chọn một trong số những đề tài đã được gợi ý ở phần Viết, nhất là đề tài còn hứa hẹn những cách tiếp cận, đánh giá mới đối với các vấn đề của nó. 

– Ở phạm vi cá nhân, nếu bạn đã viết bài về đề tài được chọn thảo luận, hãy rút ra từ bài viết đoạn mà bạn tâm đắc nhất, thể hiện được cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá độc đáo để làm nòng cốt cho ý kiến sẽ phát biểu. Nếu đề tài thảo luận hoàn toàn mới, hãy tìm hiểu trước, thu nhập, tra cứu các tài liệu liên quan để hình thành ý kiến của mình. Bạn có thể tổ chức ý kiến dự định phát biểu thành một dàn ý mạch lạc, có gạch chân các từ ngữ quan trọng, có lưu ý về những chỗ cần được minh họa bằng các phương tiện phi ngôn ngữ,…

– Người điều hành buổi thảo luận và thư kí ghi chép lại các nội dung thảo luận; lập danh sách những người đăng kí phát biểu;… đảm bảo cho buổi thảo luận đạt kết quả mong muốn.

  1. Thảo luận

– Người điều hành nêu đề tài và vấn đề trung tâm cần thảo luận, nói rõ các nguyên tắc thảo luận.

– Những người được mời phát biểu lần lượt nêu ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh linh hoạt nội dung phát biểu để tránh nói lại những gì đã được nêu trước đó, trừ khi muốn đối thoại và bác ỏ, đảm bảo cho cuộc thảo luận có bước tiến triển tích cực.

– Một số yêu cầu đối với người nói và người nghe (trong cuộc thảo luận, vai trò người nói và người nghe chỉ có tính chất lâm thời và thường được hoán đổi một cách linh hoạt):

Người nói Người nghe
– Bày tỏ thái độ hưởng ứng tích cực đối với đề tài, vấn đề thảo luận.

– Nắm bắt được tốt nội dung các ý kiến đã phát biểu và chiều hướng phát triển của cuộc thảo luận.

– Nêu được ý kiến làm sáng tỏ đề tài, vấn đề thảo luận với lí lẽ sắc bén và bằng chứng sinh động, tạo được sự kết nối liền mạch với các ý kiến đã phát biểu trước đó.

– Thể hiện được văn hóa tranh luận khi nêu ý kiến phản bác.

– Biết thu hút sự chú ý của người nghe bằng việc kết hợp linh hoạt phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

– Làm chủ được thời gian phát biểu ý kiến (không vượt quá khung quy định).

– Theo dõi sát tiến trình thảo luận.

– Ghi chép những ý kiến phát biểu độc đáo hoặc những ý kiến cần được trao đổi thêm.

– Thể hiện sự tôn trọng người nói, tạo điều kiện cho người nói thể hiện tốt nhất ý kiến của mình.

– Chuẩn bị ý kiến để sẵn sàng tham gia thảo luận.

Bài nói tham khảo.

Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) - Kết nối tri thức

Cuộc sống hiện đại đã đặt ngoại ngữ vào vị trí quan trọng không thể phủ nhận. Mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng gọi là “tiếng mẹ đẻ”, nhưng chỉ biết duy nhất tiếng mẹ đẻ có thể hạn chế. Ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là phương tiện giao tiếp mà còn là cầu nối văn hóa, sự học hỏi và tiếp cận kiến thức toàn cầu.

Việc sử dụng ngoại ngữ mở ra cơ hội giao tiếp trực tiếp với người khác từ khắp nơi trên thế giới, từ đó học hỏi và trao đổi những quan điểm, cảm nhận về nghệ thuật, khoa học và văn hóa. Ví dụ, trong một triển lãm tranh, việc trao đổi với một người Ý về hội họa Phục Hưng có thể mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật, từ góc nhìn đa chiều giữa phương Đông và phương Tây.

Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là công cụ để tiếp cận kiến thức và tài liệu toàn cầu. Trong thời đại internet phát triển, phần lớn tài liệu nghiên cứu, khoa học được viết bằng tiếng Anh. Sử dụng thành thạo tiếng Anh giúp dễ dàng tiếp thu và nghiên cứu những tài liệu này một cách hiệu quả, từ đó mở rộng kiến thức và nâng cao sự nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế học ngoại ngữ hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều học sinh dù đã học tiếng Anh trong nhiều năm nhưng vẫn gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp thực tế. Nguyên nhân chính là do học tập ngoại ngữ vẫn còn nhận thức sai lầm và thiếu quyết tâm, kèm theo thái độ học tập thiếu sự nghiêm túc và tự tin.

Để cải thiện tình trạng này, các nhà trường cần cập nhật phương pháp giảng dạy hiện đại hơn, thúc đẩy các hoạt động ngoại khóa và đầu tư vào các vùng miền khó khăn để giảm bớt khoảng cách giữa các học sinh. Hơn nữa, mỗi cá nhân cũng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ và có ý thức cao để tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, không ngừng trau dồi và thực hành trong giao tiếp hàng ngày.

Như vậy, ngoại ngữ không chỉ đơn thuần là một kỹ năng giao tiếp mà còn là một cầu nối để kết nối văn hóa và kiến thức trên toàn cầu. Việc đầu tư và nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ mang lại lợi ích lớn cho cá nhân và cả xã hội.

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

– Người điều hành tổng kết thảo luận, nêu những điều đã đạt được đồng thuận và những điều còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa của đề tài, vấn đề thảo luận trong việc giúp mỗi người xác định được thái độ sống tích cực trong xã hội hiện đại.

– Người điều hành biểu dương sự đóng góp của tập thể và từng cá nhân cho sự thành công (theo những mức độ khác nhau) của cuộc thảo luận. 

– Tập thể cùng rút kinh nghiệm về khâu tổ chức thảo luận, từ bước chuẩn bị đến bước triển khai.

– Từng cá nhân tự rút ra những bài học bổ ích cho bản thân về kĩ năng phát biểu ý kiến và kĩ năng tương tác nói – nghe trong thảo luận.