- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Vợ nhặt – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Vợ nhặt – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Chí Phèo (trang 23) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Chí Phèo – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 36 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (những đặc điểm trong cách kể của tác giả) – Kết nối tri thức
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (hay nhất)
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện Vợ nhặt
- Soạn bài (Nói và nghe trang 45) Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện – Kết nối tri thức
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện Vợ nhặt
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện Chí Phèo
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 48 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Cải ơi – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Cải ơi – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 54 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nhớ đồng – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Nhớ đồng (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Nhớ đồng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tràng giang (trang 59) – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tràng giang (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tràng giang – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Con đường mùa đông – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Con đường mùa đông (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Con đường mùa đông – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 65 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm) – Kết nối tri thức
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (hay nhất)
- Soạn bài (Nói và nghe trang 71) Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thời gian (trang 74) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 75 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Cầu hiền chiếu – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Cầu hiền chiếu (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Cầu hiền chiếu – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tôi có một ước mơ – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Tôi có một ước mơ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tôi có một ước mơ (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tôi có một ước mơ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Điều tâm đắc khi đọc văn bản Tôi có một ước mơ
- Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông
- Sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc nhớ đồng
- Suy nghĩ về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
- Suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện Vợ nhặt
- Soạn bài Một thời đại trong thi ca (trang 85) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Một thời đại trong thi ca – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Một thời đại trong thi ca (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Một thời đại trong thi ca – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Top 30 Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 89 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
- Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tiếp xúc với tác phẩm – Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Tiếp xúc với tác phẩm (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Tiếp xúc với tác phẩm – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Tiếp xúc với tác phẩm – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 101 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lời tiễn dặn (trang 102) – Kết nối tri thức
- Đoạn văn phân tích một đoạn thơ trong văn bản Lời tiễn dặn
- Tóm tắt Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Lời tiễn dặn (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Lời tiễn dặn – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Dương phụ hành – Kết nối tri thức
- Đoạn văn điều tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành
- Bố cục văn bản Dương phụ hành (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Dương phụ hành – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thuyền và biển – Kết nối tri thức
- So sánh bài thơ trữ tình có câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển
- Bố cục văn bản Thuyền và biển (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Thuyền và biển – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 112 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
- Nghị luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Nghị luận về Sự chân thành và khát vọng trong tình yêu
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở
- Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu
- Nghị luận về Sự chân thành và khát vọng trong tình yêu
- Nghị luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Thảo luận về Hạnh phúc trong sum họp
- Soạn bài (Nói và nghe trang 120) Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nàng Ờm nhắn nhủ – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Nàng Ờm nhắn nhủ – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 125 Tập 1 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Sống, hay không sống – đó là vấn đề (trang 126) – Kết nối tri thức
- Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét
- Tóm tắt Sống, hay không sống – đó là vấn đề – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Sống, hay không sống – đó là vấn đề (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Sống, hay không sống – đó là vấn đề – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trang 132) – Kết nối tri thức
- Suy nghĩ về vấn đề xã hội được đề cập trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Tóm tắt Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội – Kết nối tri thức
- Soạn bài (Nói và nghe trang 149) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) – Kết nối tri thức
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Prô-mê-tê bị xiềng – Kết nối tri thức
- Tóm tắt Prô-mê-tê bị xiềng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Bố cục văn bản Prô-mê-tê bị xiềng (chính xác nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả – tác phẩm: Prô-mê-tê bị xiềng – Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 155 (Hệ thống hóa kiến thức đã học) – Kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng – Kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng – Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và phát triển như thế nào?
Trả lời:
– Nỗi nhớ thường khởi đầu bằng việc ta yêu quý, ấn tượng về một điều gì đó mà phải xa cách nhau.
– Nỗi nhớ phát triển khi tình cảm ấy ngày càng lớn, khi ta nhớ lại những ký ức được thúc đẩy bởi các mối quan hệ tinh thần.
Câu hỏi 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
Trả lời:
Nếu em mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân thì đối tượng của nỗi nhớ sẽ được nói đến trước hết vì để người đọc hình dung và ấn tượng với nỗi nhớ được đề cập tới trong sáng tác.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong văn bản
1. Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
– Cảm hứng của nỗi nhớ được gọi lên từ tiếng hò. Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản. Tiếng hò cũng đại diện cho quê hương xứ Huế của tác giả.
2. Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
– Các hình ảnh: cồn thơm, ruồng tre, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc, xóm nhà tranh,…
– Đặc điểm: Đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả.
3. So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
– Giống nhau: Đều chỉ có hai câu thơ, đều đề cập đến không gian buổi trưa hiu quạnh.
– Khác nhau:
+ Khổ 1 nhắc tới nỗi nhớ với tiếng hò.
+ Khổ 3 nhắc tới nỗi nhớ với ruộng đồng quê hương.
4. Hãy tưởng tượng về hình ảnh “bàn tay … vãi giống tung trời”.
Đó là bàn tay của những người nông dân chất phác hồn hậu đang vất vả trên cánh đồng. Đó là bàn tay gieo trồng lên đất sự giống, gieo cho đời những tinh túy yêu thương.
5. Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm những ai?
Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm: những người nông dân, mẹ.
6. “Tôi” ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với “tôi” ở khổ thơ trên?
– “Tôi” ở khổ thơ trên là tác giả trong những ngày lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình.
– “Tôi” ở khổ thơ này là tác giả đã tìm cho mình một lẽ sống, được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời chân lí.
7. Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí. Người chiến sĩ cách mạng với nhiệt huyết căng tràn, ông mong muốn được thoát ra ngoài để làm cách mạng, để được sống với lý tưởng cháy bỏng của mình chứ không phải ngồi trong ngục tù như con chim bị nhốt trong lồng.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Đồng thời thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thế nào về nghĩa của từ “đồng” trong nhan đề?
Trả lời:
– Nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ. Vì bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, đồng bào.
– Từ “đồng” ở đây có thể hiểu là đồng quê, đồng bào.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung trong các khổ thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bố theo “quy luật” nào?
Trả lời:
– Đặc điểm hình thức: Các đoạn thơ chỉ có 2 dòng thơ. Được mở đầu bằng cụm từ “Gì sâu bằng…).
– Nội dung: các khổ thơ trên đều biểu đạt một nội dung chung đó là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả được thể hiện qua hình ảnh tiếng hò và những buổi trưa quê hương.
– Quy luật: Các khổ thơ này được phân bổ theo quy luật đan xen sự lặp lại giữa các câu, 1 với 7 và 4 với 13 tạo nên một kết cấu vòng tròn thể hiện một nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng, cứ thế lặp đi lặp lại của người chiến sĩ cộng sản đang sôi sục lòng yêu nước cháy bỏng.
Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì? Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp và sắp xếp các cụm hình ảnh?
Trả lời:
– Hệ thống hình ảnh giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, khao khát được tự do.
– Đầu tiên là những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa. => Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?
Trả lời:
– Từ “đâu” xuất hiện 10 lần.
– Điệp từ “đâu” lập lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với mình. Đôi chân đã bị cùm, đôi mắt đã bị giam hãm bởi bốn bức tường của nhà lao, nhà thơ chỉ còn có thể nghe và cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.
Câu 5 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản.
Trả lời:
Tác dụng nghệ thuật của việc luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm trong văn bản:
– Gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người về nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ.
– Việc sử dụng thành công luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm cho thấy sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.
Câu 6 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy?
Trả lời:
Hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng, rõ nét hơn cả là: Hình ảnh tiếng hò quê hương.
– Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt – tiếng hò quê hương.
– Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng => Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
– Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.
Câu 7 (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình? Nêu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình của tác giả được bộc lộ trong bài thơ.
Trả lời:
– Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương.
– Cảm nhận: Đó là là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản khát khao tự do hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù, bao trùm lên là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.
* Kết nối đọc – viết:
Bài tập (trang 58 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc “nhớ đồng” trong bài thơ.
Đoạn văn tham khảo