- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
- Soạn bài Khóc Dương Khuê – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 18 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 32 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh ngày xuân – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 33 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 43 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
- Chọn và phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ – Cánh diều
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 66 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam (điểm cao)
- Soạn bài Cao nguyên đá Đồng Văn – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 77 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 78 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Làng – Cánh diều
- Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 92 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lược ngà – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện – Cánh diều
- Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)
- Phân tích truyện Làng (điểm cao)
- Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều
- Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
- Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Soạn bài Những con cá cờ – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 114 lớp 9 – Cánh diều
- Suy nghĩ về các vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 115 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Bàn về đọc sách – Cánh diều
- Soạn bài Khoa học muôn năm – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 124 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Mục đích của việc học – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết – Cánh diều
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Đoạn văn Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng
- Đoạn văn Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự – Cánh diều
- Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng
- Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGP
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Soạn bài Phải đọc sách cách nào? – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 138 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Nội dung ôn tập – Cánh diều
Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 88 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Đọc trước văn bản Ông lão bên chiếc cầu, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-mih-uê.
– Từ khoá “chiến tranh” gợi lên cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì? Hãy chia sẻ cùng thầy cô và các bạn.
Trả lời:
– Thông tin về tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê:
+ Hê-minh-uê (1899 – 1961), ông sinh ra trong một gia đình trí thức tại một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ.
+ Từng tham gia chiến tranh thế giới thứ I. Chiến tranh đế quốc đã làm cho ông tan vỡ ảo tưởng tốt đẹp về quan hệ tốt đẹp trong xã hội đương thời. Ông tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, gồm những người trở về từ chiến trận hoặc chịu tác động của chiến tranh, không hòa nhập với cuộc sống, họ chủ yếu tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
+ Sau đó ông sang Pháp, vừa làm báo vừa sáng tác văn học.1923, cuốn sách đầu tiên được xuất bản (3 truyện ngắn và 10 bài thơ). 1926, tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc ra đời thì tên tuổi Hê-minh-uê mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn.
+ Năm 1939, chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Heâ-minh-uê tham gia lực lượng quân Đồng minh và là một trong những người đầu tiên tiến vào giải phóng Pa-ri. 1952,Hê-minh-uê viết “Ông già và biển cả” (The old man and the sea), tác phẩm đã đưa Hê-minh-uê xếp vào hàng nhà văn số một thế giới. Năm 1953, Hê-minh-uê nhận giải thưởng Pulizer, đó là giải thưởng cao quý của nước Mĩ, được trao tặng hàng năm cho những cá nhân và tập thể có thành tích trong lĩnh vực báo chí, văn học, âm nhạc và sân khấu.
– Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu, nước mắt và sinh mạng con người. hiến tranh là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã ghi lại biết bao cuộc chiến tranh tàn khốc đã xảy ra suốt hàng nghìn thế kỉ. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai được coi là những cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô… Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Những đau thương mất mát và hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng đau thương. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Câu chuyện là cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông lão và tác giả. Từ cuộc nói chuyện này, chúng ta thấy được số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vìthời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nộichiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý các chi tiết thể hiện bối cảnh của truyện.
Trả lời:
– Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua.
– Binh lính đẩy hộ xe hàng.
=> Bối cảnh chiến tranh.
Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Lời đối thoại cho biết các thông tin gì về nhân vật ông lão?
Trả lời:
Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật
Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Điều gì khiến ông lão lo lắng?
Trả lời:
Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng.
Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Trả lời:
Đây là lời độc thoại vì không có lời đáp lại của nhân vật khác
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy xác định để tài, bối cảnh, ngôi kể và các nhân vật trong truyện Ông lão bên chiếc cầu.
Trả lời:
– Đề tài: Số phận con người và loài vật trong chiến tranh
– Bối cảnh: nội chiến Tây Ban Nha
– Ngôi kể thứ nhất
– Các nhân vật: tôi, ông lão
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Nhân vật ông lão được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu chuyện dự báo điều gì sẽ đến với ông? Vì sao?
Trả lời:
– Nhân vật ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.
– Câu chuyện dự báo cái chết có thể đến với ông vì đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình.
Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chi tiết về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” của ông lão ở phần cuối tác phẩm tạo ra sự tương phản như thế nào với cảnh ngộ của ông? Qua đó, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Trả lời:
Hai chi tiết này hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.
Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh
Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích một số đặc sắc nghệ thuật của truyện (các hình ảnh biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm…).
Trả lời:
– Các hình ảnh biểu tượng: cây cầu – ranh giới của hai phe chiến tranh
– Ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật
– Đọc thoại nội tâm: “Đấy là quê hương của lão. Lão hãnh diện và mỉm cười khi có người nhắc đến” cho thấy nội tâm, suy nghĩ của nhân vật về quê hương của mình
Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Việc tác giả không đặt tên cho nhân vật ông lão trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Câu 6 (trang 91 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Truyện gửi đến người đọc thông điệp gì? Theo em, thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
– Thông điệp:
+ Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương
+ Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương
– Ý nghĩa: nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới