- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
- Soạn bài Khóc Dương Khuê – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 18 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 32 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh ngày xuân – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 33 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 43 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
- Chọn và phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ – Cánh diều
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 66 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam (điểm cao)
- Soạn bài Cao nguyên đá Đồng Văn – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 77 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 78 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Làng – Cánh diều
- Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 92 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lược ngà – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện – Cánh diều
- Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)
- Phân tích truyện Làng (điểm cao)
- Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều
- Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
- Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Soạn bài Những con cá cờ – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 114 lớp 9 – Cánh diều
- Suy nghĩ về các vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 115 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Bàn về đọc sách – Cánh diều
- Soạn bài Khoa học muôn năm – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 124 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Mục đích của việc học – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết – Cánh diều
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Đoạn văn Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng
- Đoạn văn Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự – Cánh diều
- Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng
- Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGP
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Soạn bài Phải đọc sách cách nào? – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 138 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Nội dung ôn tập – Cánh diều
Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Đọc trước văn bản Phò giá về kinh; tìm hiểu thêm thông tin về Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.
Trả lời:
– Trần Quang Khải sinh ngày 24 tháng 08 năm 1241, mất ngày 26 tháng 7 năm 1294)
– Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu.
– Ông là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.
– Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý cách các chiến thắng lịch sử và việc sử dụng động từ mạnh.
Trả lời:
– Việc sử dụng các động từ mạnh cùng các chiến thắng lịch sử thể hiện khí thế mạnh mẽ, hào hùng của dân tộc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bảnPhò giá về kinhcủa Trần Quang Khải.
Trả lời:
– Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)
Trả lời:
– Đặc điểm thể loại của bài thơ:
+ Mỗi bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ
+ Câu 1, 2, 4 hoặc chỉ là câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối (bài thơ Phò giá về kinh thuộc trường hợp thứ 2)
Câu 3 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
– Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta.
– Hai câu cuối nói về khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị.
=> Chủ đề của bài thơ: Hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 4 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
Trả lời:
– Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2
– Nhịp điệu của các dòng thơ giúp cho bài thơ thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, hào khí chiến thắng của dân tộc.
Câu 5 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): So sánh bài thơ trên với bài thơSông núi nước Namđể chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.
Trả lời:
– Nội dung:
+ Đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất.
+ Đều nói về chủ quyền và độc lập của dân tộc.
– Hình thức:
+ Đều viết theo thể thơ Đường luật (Phò tá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)
+ Đều viết bằng chữ Hán.
+ …
Câu 6 (trang 21 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
– Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay vì:
+ Nhắc nhở thế hệ trẻ về những chiến công hào hùng của thế hệ cha anh.
+ Động viên thế hệ trẻ phải biết giữ gìn, bảo vệ đất nước hòa bình.
+ Tuyên truyền thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của dân tộc.
+ …