- Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc sách Ngữ văn 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 11 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
- Soạn bài Khóc Dương Khuê – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 18 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Cánh diều
- Soạn bài Phò giá về kinh – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 32 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Cảnh ngày xuân – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 33 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 43 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học – Cánh diều
- Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến – Cánh diều
- Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn – Cánh diều
- Chọn và phân tích 1 hoặc 2 câu thơ mà em thích nhất trong Lục Vân Tiên gặp nạn
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ – Cánh diều
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 66 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông – Cánh diều
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Cánh diều
- Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh của Việt Nam (điểm cao)
- Soạn bài Cao nguyên đá Đồng Văn – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 77 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 78 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Làng – Cánh diều
- Soạn bài Ông lão bên chiếc cầu – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 92 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lược ngà – Cánh diều
- Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Cánh diều
- Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện – Cánh diều
- Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu (điểm cao)
- Phân tích truyện Làng (điểm cao)
- Tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc (điểm cao)
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống – Cánh diều
- Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam
- Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Soạn bài Những con cá cờ – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 114 lớp 9 – Cánh diều
- Suy nghĩ về các vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi
- Soạn bài Tri thức ngữ Văn trang 115 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Bàn về đọc sách – Cánh diều
- Soạn bài Khoa học muôn năm – Cánh diều
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 124 Tập 1 – Cánh diều
- Soạn bài Mục đích của việc học – Cánh diều
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết – Cánh diều
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Đoạn văn Chọn được sách hay, sách tốt để đọc không phải dễ dàng
- Đoạn văn Việc tự học của mọi người ngày càng thuận lợi
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự – Cánh diều
- Trình bày ý kiến Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng
- Trình bày ý kiến Những lưu ý khi sử dụng ChatGP
- Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
- Soạn bài Phải đọc sách cách nào? – Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 138 lớp 9 – Cánh diều
- Soạn bài Nội dung ôn tập – Cánh diều
Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) – Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
– Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam và tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.
Trả lời:
* Thơ Đường luật:
-Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.
– Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
– Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.
* Văn bản Sông núi nước Nam:
– Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập”.
Trả lời:
– Yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập” là được ghi ở sách trời – Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Trả lời:
– Bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam là: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)
Trả lời:
– Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.
– Gieo vần:
+ Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 – 2 – 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) – bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này
+ Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 – 3 (tiếng cuối các câu 2 – 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 – 4 (tiếng cuối các câu 1 – 3 phải là thanh trắc)
+ Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
Trả lời:
– Hai câu thơ đầu khẳng định chủ quyền của đất nước.
– Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn khẳng định sự tự tôn, lòng tự hào dân tộc – nước ta là một quốc gia có độc lập, chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém gì.
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.
Trả lời:
Phiên âm | Dịch thơ |
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” |
“Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” |
– “Nghịch lỗ” nghĩa là quân mọi rợ làm trái lại với ý trời – chỉ kẻ dám đem quân sang xâm lược nước ta, ở đây chính là quân Tống.
→ Hành động của quân Tống là phi nghĩa, không thể chấp nhận, là vi phạm lại ý trời.
→ Vì thế chúng nhất định phải chuốc lấy bại vong.
– Câu thơ cuối là một lời khẳng định và cảnh cáo về số phận của những kẻ làm việc sai trái, nhưng đồng thời còn thể hiện sự tự tin vào sức mạnh của dân tộc ta, thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của phe chính nghĩa.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
– Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối quan hệ gắn kết, bổ sung cho nhau.
+ Hai dòng đầu là lời khẳng định chủ quyền của đất nước.
+ Hai dòng cuối là quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?
Trả lời: