- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 9 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 17 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Dế chọi – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) – Kết nối tri thức
- Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
- Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển
- Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
- Nghị luận về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống (điểm cao)
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí (điểm cao)
- Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất
- Nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển
- Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
- Nghị luận về tình trạng thiếu nguồn nước sạch trong cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống (điểm cao)
- Nghị luận Một vụ phá rừng phòng hộ (điểm cao)
- Nghị luận Việc triển khai một dự án trồng cây (điểm cao)
- Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn
- Nghị luận Việc khởi động một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 34 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ngọc nữ về tay chân chủ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 40 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 44 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tiếng đàn mưa – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 47 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 59 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Nỗi sầu oán của người cung nữ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 64 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Kim – Kiều gặp gỡ – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 70 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 74 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tự tình (bài 2) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống của học sinh hiện nay) – Kết nối tri thức
- Nghị luận Tình bạn khác giới ở tuổi học trò (điểm cao)
- Nghị luận Cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở lứa tuổi học trò (điểm cao)
- Nghị luận Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình (điểm cao)
- Nghị luận Cách sử dụng thời gian rảnh rỗi (điểm cao)
- Cách giải quyết khi bị tổn thương vì những thông tin sai lệch hay bình luận tiêu cực trên mạng xã hội
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 83 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích – Kết nối tri thức
- Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 86 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 89 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 94 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 101 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ngày xưa – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (Làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn?) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 111 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, một bài thơ tiễn biệt tiêu biểu trong thơ Đường – Kết nối tri thức
- Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 118 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 122 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Lơ Xít – Kết nối tri thức
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 131 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học) – Kết nối tri thức
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 9 trang 139 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Âm mưu và tình yêu – Kết nối tri thức
- Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 142 – Kết nối tri thức
- Soạn bài Ôn tập kiến thức trang 143 – Kết nối tri thức
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa (điểm cao)
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó – mẫu 1
Dàn ý Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: quan điểm, ý nghĩa của “sống xanh”
b. Thân bài
– Khái niệm sống xanh.
– Tình hình hiện trạng môi trường hiện nay ô nhiễm nghiêm trọng.
– Lợi ích và sự thiết yếu của lối sống xanh.
– Cách thực hiện lối sống xanh.
c. Kết bài
– Khẳng định tầm quan trọng của lối sống xanh.
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó – mẫu 2
Trái Đất đang báo động về sự ô nhiễm trầm trọng và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên hơn bao giờ hết. Hành tinh của chúng ta đang phát triển với tốc độ không bền vững, dự kiến dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050, cần đến hai hành tinh để đáp ứng mức tiêu thụ của con người như hiện tại. Chính vì vậy, sống xanh là lối sống tích cực, hữu ích và đang trở thành một lối sống được nhiều người lựa chọn. Sống xanh không chỉ đem lại sức khỏe tuyệt vời cho chúng ta mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Vậy thì sống xanh là gì? Hiểu đơn giản, sống xanh là lối sống lành mạnh, bền vững, giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Lối sống này hướng đến đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm suy kiệt tài nguyên cho các thế hệ tiếp theo. Sống xanh đang trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai, không chỉ là trách nhiệm mà còn là đặc ân với bất kỳ ai trên hành tinh này. Mục tiêu của cách sống này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác hại của khí thải nhà kính. Tránh lãng phí bất kể nguồn tài nguyên nào từ thực phẩm, vật dụng, cách thức di chuyển,.. Sống xanh là một sự cam kết của cá nhân với môi trường chung của Trái Đất.
Trước hết, hãy bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt của chúng ta. Để tiết kiệm và giảm lượng chất thải ra môi trường đất, chúng ta cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những đồ vật xung quanh chúng ta như đồ nội thất, đồ may mặc, các thức ăn đóng hộp và đồ uống đóng chai… đều đã trải qua một quá trình sản xuất gây tác động xấu đến môi trường. Để giảm bớt những ảnh hưởng đó, hãy chọn những món đồ thân thiện với thiên nhiên được làm thủ công không qua sản xuất đại trà, hoặc đồ vật làm từ những chất liệu dễ tái chế và dễ phân hủy như gỗ, thủy tinh thay cho nhựa. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa làm từ hóa chất, thay vào đó nên sử dụng chất tẩy rửa sinh học và dụng cụ dọn dẹp từ vật liệu thực vật. Những hành động ấy chính là cách giúp bảo vệ nguồn nước sạch và hệ sinh thái của các loài và giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
Thứ hai, chúng ta cần học cách “ăn sạch”. Thực phẩm “xanh” là thực phẩm hữu cơ, tươi ngon. Bằng cách chọn thực phẩm tươi sống tại nguồn, bạn đang khuyến việc nuôi trồng tự nhiên từ các doanh nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. Khi nấu ăn bạn cũng có thể góp phần tiết kiệm tài nguyên bằng cách chọn những đồ dùng nấu nướng có nguồn gốc thực vật thay vì nhựa, chọn nồi chảo chất lượng để nấu nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, đậy kỹ nắp nồi khi nấu nướng để đồ ăn nhanh chín hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, tắt bếp từ, rút phích cắm hoặc vặn kỹ bình gas khi đã nấu ăn xong, thay thế màng bọc thực phẩm bằng các dụng cụ dự trữ thức ăn sử dụng nhiều lần. Lượng khí Mê-tan do thức ăn thừa thải ra có tác hại khủng khiếp cho môi trường hơn cả carbon dioxide. Chính vì vậy, chúng ta cần phải điều chỉnh thói quen trong nấu nướng và ăn uống, hạn chế việc loại bỏ thức ăn thừa bằng cách nấu vừa đủ và bảo quản bằng các vật dụng từ thủy tinh.
Thứ ba, mỗi người cần phải tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng điện. Nguồn điện bạn sử dụng cho các vật dụng hằng ngày được sản xuất trong các nhà máy nhiệt điện hoặc thủy điện, và cả hai hình thức này đều gây tác động xấu đến hệ sinh thái. Hãy tham gia giờ Trái Đất (Earth Hour) mỗi ngày bằng cách tắt bớt đèn và thiết bị điện không cần thiết để giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng, mà còn hạn chế nguồn điện cần sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Dùng nước hợp lý cũng là một cách “sống xanh”, nước sạch đang được xem như một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất. Với xu hướng ấm lên của Trái Đất, nguồn tài nguyên quan trọng này đang dần cạn kiệt. Tiết kiệm nước giúp hệ thống lọc nước của các thành phố giảm được công suất làm việc và vẫn bảo đảm lượng nước đến mọi người. Hơn thế, việc hạn chế dùng nước đóng chai cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm giảm hiệu ứng nhà kính vì nước đóng chai vốn được tạo nên từ quy trình sản xuất chai nhựa, vận chuyển và một lượng lớn rác nhựa thải ra môi trường. Sử dụng phương tiện di chuyển công cộng để tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế khí thải. Đi bộ hoặc đạp xe vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa giảm thiểu lượng CO2 và chất phóng xạ thải ra môi trường từ việc đốt cháy nhiên liệu cho các loại xe chạy bằng động cơ.
Thứ tư, đó là việc sử dụng và tái chế. Đồ nhựa thường rất khó phân hủy và mất tới 1000 năm để phân hủy hoàn toàn. Vậy nên để “sống xanh”, hãy tái sử dụng lại những vật dụng làm từ nhựa một cách thông minh. Như rửa sạch và phơi khô các loại túi nhựa có thể tái chế, refill (làm đầy lại) các bình nhựa đựng dầu gội, sữa tắm,… đã dùng hết. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, phân loại rác thải theo quy định để tái chế được dễ dàng hơn. Đối với chất thải hữu cơ, chúng ta có thể ủ chúng để tạo phân bón sinh học giúp tránh lãng phí và giảm bớt rác thải ra môi trường.
Cuối cùng, chúng ta không thể không nhắc tới xu hướng thời trang xanh. họn quần áo làm từ chất vải cotton tự nhiên vì chúng yêu cầu ít tài nguyên hơn các loại vải may mặc thời trang khác. Đối với việc giặt giũ hàng ngày, hãy chọn mua nước giặt hoặc bột giặt chiết xuất từ nguyên liệu giặt tẩy từ tự nhiên. Ngoài ra, việc phơi khô tự nhiên thay vì sấy cũng giúp bạn tiết kiệm tài nguyên điện. Hơn thế, hãy suy nghĩ về việc mua trang phục cũ (second-hand). Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm bớt đồ đạc dư thừa, tìm hiểu về lối sống tối giản cũng là một cách để sống xanh và nhẹ nhàng hơn khi giảm thiểu đồ đạc trong cuộc sống.
Qua đây, có thể thấy rằng, lối sống xanh không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững của hành tinh. Chúng ta cần phải nhận thức và hành động theo lối sống xanh, từ việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ đến việc ứng dụng các phương tiện giao thông công cộng, để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của hành tinh.
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó – mẫu 3
Lối sống xanh không chỉ là một phương pháp sống mà còn là một triết lý, một cách tiếp cận nhằm giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện một lối sống xanh, chúng ta cần chú trọng vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên một cách tiết kiệm và thông minh, từ việc tiết kiệm nước, điện đến việc sử dụng nguyên liệu và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và tái chế. Không chỉ vậy, việc giảm thiểu lượng rác thải, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng là một phần không thể thiếu của lối sống xanh.
Hơn nữa, lối sống xanh còn bao gồm việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, như ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì ô tô, giúp giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm không khí và làm giảm ô nhiễm âm thanh. Đồng thời, việc tạo ra một môi trường sống xanh và trong lành bằng cách trồng cây, tạo vườn, và tận dụng các khu vườn tại nhà không chỉ giúp cải thiện không khí mà còn tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Ngoài ra, một phần không thể thiếu của lối sống xanh là việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và không sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất độc hại, như mỹ phẩm tự nhiên và sản phẩm làm sạch hữu cơ. Đồng thời, việc tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chay hoặc ít thịt cũng là một phần quan trọng của lối sống xanh, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện sức khỏe.
Lối sống xanh không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe của con người mà còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững của hành tinh. Chúng ta cần phải nhận thức và hành động theo lối sống xanh, từ việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ đến việc ứng dụng các phương tiện giao thông công cộng, để giảm thiểu tác động của con người đến môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của hành tinh.
Nghị luận về quan điểm sống xanh và ý nghĩa của nó – mẫu 4
Thế giới đứng trước nguy cơ bị ngập ngụa vì rác thải. Bất chấp mọi nỗ lực về sinh thái, sản lượng chất thải toàn cầu đang tăng lên, theo kết quả một nghiên cứu gần đây, lượng rác thải còn tiếp tục tăng, ít nhất đến năm 2075. Điều đặc biệt gây lo ngại là thành phần rác thải đang thay đổi và nước càng giàu có thì rác thải càng độc hại. Và cách giải quyết an toàn, hữu hiệu nhất là học cách sống xanh.
Năm 1900, người dân ở đô thị trên toàn thế giới mỗi ngày thải ra khoảng 300.000 tấn rác. Một trăm năm sau, con số này tăng gấp 10, lên 3 triệu tấn; đến năm 2025, con số này sẽ tăng tối thiểu gấp đôi, tức 6 triệu tấn mỗi ngày. Để vận chuyển khối rác thải hàng ngày, cần số xe ô tô chở rác xếp hàng dài khoảng 5.000 km. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu xu hướng này không thay đổi, đến năm 2100, mỗi ngày, thế giới lại có thêm 11 triệu tấn rác thải rắn.
Và thực tiễn đã cho thấy, khí hậu trên Trái đất ngày càng thất thường, khó dự báo trước; thiên tai, thảm họa xuất hiện nhiều đến mức báo động; còn tình trạng ô nhiễm môi trường, diễn ra theo chiều hướng phức tạp mà không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này? Câu trả lời không thể nằm ngoài hai chữ: Con người.
Chính những tác động tiêu cực cộng cộng thêm việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã và đang dần biến môi trường từ một mảng xanh tươi mát trở nên u ám và tối tăm. Hệ quả tất yếu, con người cũng không tránh khỏi chuyện trở thành nạn nhân của ô nhiễm môi trường, khi mỗi năm, phải chống chọi với những cơn thịnh nộ dữ dội của thiên nhiên. Mỗi ngày, phải đối diện với cảnh khói bụi nghi ngút và mỗi giờ phải chịu đựng sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trường như hiện nay, con người cần phải hành động lập tức, bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.
Sống xanh chính là chìa khóa cho vấn đề này. Sống xanh là tuy không mới nhưng có lẽ với nhiều người, nó cũng còn khá lạ lẫm và mơ hồ. Sống xanh giúp giảm thiểu sử dụng không khoa học nguồn tài nguyên của Trái đất, không hi sinh hay ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ mai sau nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại.
Đừng ích kỷ, hãy mở lòng để quan tâm nhiều hơn đến thế giới ta đang sống là chiếc chìa khóa thứ hai để giải quyết tình trạng môi trường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Cần phải nhớ rằng, Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người rất nhiều thứ quý giá, thế nên, giữ gìn và bảo vệ nó chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Bảo vệ môi trường không nhất thiết là phải soạn thảo ra một kế hoạch tầm vĩ mô hay nghiên cứu tạo thành một cỗ máy hiện đại. Thay vào đó, chỉ cần những những hành động nhỏ nhặt như tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi nilon, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi ở, trồng cây xanh, yêu thương bảo vệ động vật… là bạn đang thể hiện một cách đúng đắn lối sống văn minh, sự quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường. Đối xử thân thiện với môi trường đồng nghĩa với việc đối xử tốt với cuộc sống của chính mình.